(BC) HỆ THỐNG CẢNG THỊ TRÊN SÔNG ĐÀNG NGOÀI - LỊCH SỬ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THẾ KỶ XVII - XVIII (TỦ SÁCH KHOA HỌC)
(Hết hàng)
Tác giả: Đỗ Thị Thùy Lan Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 8935075943773 Xuất bản: 5/2018 Trọng lượng: 1100 gr NXB: Đại học Quốc gia Hà Nội Số trang: 482 trang - khổ: 16 x 24 cm Giá bìa: Giá bán: 225,000 đ |
|
Ngoại thương Việt Nam trước thời Cận đại là một chủ đề từ lâu đã rất ít được các nhà sử học Việt Nam quan tâm. Một vài công trình khả dĩ có thể kể ra như TÌNH HÌNH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI LÊ MẠT (của Vương Hoàng Tuyên, Nxb. Văn Sử Địa, 1959); Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX (của Thành Thế Vỹ, Nxb. Sử học, 1961)... thì cũng đã có tuổi đến trên nửa thế kỷ. "Khoảng trống" này có thể được lý giải bởi sự chia sẻ quan tâm của các nhà nghiên cứu cho các chủ đề lịch sử chống ngoại xâm, lịch sử quân sự, lịch sử phong trào nông dân và làng xã cổ truyền; nhưng quan trọng hơn, đó là sự thiếu hụt các nguồn tư liệu nguyên gốc, chỉ có thể được khai thác trong bôi cảnh đất nước mở cửa, đổi mới và hội nhập từ sau năm 1986 trở lại đây. Nhờ sự dẫn dắt của GS. Phan Huy Lê và GS. Phan Đại Doãn mà từ giữa nhữngnăm 1980, tôi đã hoàn thành luận án phó tiên sĩ về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ. Đầu những năm 1990, tôi được GS. Leonard Blussé (Đại học Leiden, Hà Lan) chọn làm thành viên nhóm Nghiên cứu tư liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan, tôi may mắn được tiếp xúc với nguồn tư liệu mà lâu nay mới chỉ nghe tiếng.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
(BC) LỊCH SỬ & VĂN HÓA VIỆT NAM TIẾP CẬN BỘ PHẬN (TỦ SÁCH KHOA HỌC) Tác giả: Phan Huy Lê Cuốn sách là tuyển chọn những bài viết mới sau năm 1998, bao gồm cả những báo cáo trong các hội thảo quốc gia và quốc tế, đã công bố và chưa công bố, vừa trích từ trong những sách đã xuất bản mà tác giả là chủ biên hay đồng tác giả, một số chương mục do chính ... |
(BC) DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN LỊCH SỬ (TỦ SÁCH KHOA HỌC) Tác giả: Phan Huy Lê Giới thiệu tổng thể lịch sử, di sản văn hóa Việt Nam và một số trung tâm văn hóa Thăng Long - Hà Nội, trung tâm văn hóa Phú Xuân - Huế, những trung tâm quyền lực thời Bắc thuộc, trung tâm văn hóa thời Trần và một số vùng văn hóa như xứ Thanh, xứ Nghệ Tĩnh, vùng đất Nam bộ. Minh Khai ... |
(BC) TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA Ở VIỆT NAM (TỦ SÁCH KHOA HỌC) Tác giả: Nguyễn Văn Kim (Chủ biên) Công trình nghiên cứu TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA Ở VIỆT NAM tập trung nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ những nội dung chính: Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý thuyết, lý luận về tiếp biến và hội nhập văn hóa; Thứ hai, phân tích các bước chuyển lịch sử, cơ sở, ... |