(BC) ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TIỀN BIÊN
(Hết hàng)
Tác giả: Ngô Thì Sĩ - Ngô Thì Nhậm. Tổ chức công trình: Dương Thị The. Dịch và chú giải: Lê Văn Bảy - Nguyễn Thị Thảo - Dương Thị The - Phạm Thị Thoa Thể loại: Lịch sử - Địa lý ISBN: 8935075943872 Xuất bản: 8/2018 Trọng lượng: 1390 gr NXB: Hồng Đức Số trang: 776 trang - khổ: 16 x 24 cm Giá bìa: Giá bán: 337,500 đ |
|
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TIỀN BIÊN, về phương diện sử liệu, căn bản dựa theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ, nhưng giá trị chủ yếu là ở những bình luận sắc sảo và những vấn đề tác giả nêu lên để đính chính hoặc đánh giá lại. Từ cách xếp Triệu Đà thành "Kỉ ngoại thuộc Triệu Vũ đế" đến việc không đặt Sĩ Nhiếp thành một kỉ riêng, không gọi Sĩ Nhiếp là Sĩ vương v.v.., tác giả đều tỏ rõ quan điểm độc lập của mình. Tính chất sử luận đậm nét trong ngót năm trăm "lời bàn" của các sử gia nổi tiếng đời trước như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Lê Tung, Ngô Sĩ Liên và của chính tác giả, ở đó toát lên lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Ngày nay đọc lại, chẳng hạn, đoạn bình luận về Hai Bà Trưng, lập luận chặt chẽ mà sắc bén, văn phong súc tích giàu chất trữ tình còn khiến ta xúc động và cảm phục: "Không gì khó thu phục bằng nhân tâm, không gì khó nắm vững hơn thế nước. Nhưng điều khó hơn nữa là đàn bà mà tập hợp được cả dân chúng trai tráng làm đồng chí. Nước ta bị nội thuộc đã lâu, sự phục tòng pháp chế của ta đã quen, người Trung Hoa cho là yên, rất coi thường cách cai trị của các quan tướng họ. Những điều oán hận chất thành gò, họ gạt đi cho là tâm địa trẻ con, thường khi nghĩ đến chuyện nổi dậy thì họ cho là phương Nam không phải đất dụng võ mà người thì nhút nhát. Lại chính lúc nhà Hán vừa trung hưng, đông đảo người chí dũng, ai dám đưa chút thân hèn mọn chạm vào cơn tức giận của hùm beo. Thế mà Bà Trưng là đàn bà goá búi cao mớ tóc, trai tráng trong nước đều cúi đầu nghe bà chỉ huy, những người lớn ở năm mươi mấy thành cũng phải nín hơi không dám trái lệnh. Lưu Văn từng diệt được quần hùng, chống nổi đại địch, lại được quyền họp binh sai tướng, cấp đủ xe thuyền lương thực, thế mà phải ăn trưa ngủ muộn, dốc cả vào việc cơ mưu. Mã Phục Ba từng làm cỏ nước Tiên Linh, phá tan đất Tam Lang một cách dễ dàng, thế mà khi sang đóng đồn ở Lãng Bạc phải náu quân gò ngựa đi chậm, giấu xe dưới chằm, bụng lo rầu ngay ngáy, miệng nói năng dè dặt. Tiếng tăm của Hai Bà chấn động cả Di Hạ; cơ nghiệp của Hai Bà dọc ngang khắp trời. Ôi, anh hùng quá!..."
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
(BC) ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN (1676-1789) Chủ biên: Nguyễn Hoàn - Lê Quý Đôn - Vũ Miên. Dịch và khảo chứng: Ngô Thế Long - Nguyễn Kim Hưng. Hiệu đính: Nguyễn Đổng Chi QUỐC SỬ TỤC BIÊN thường gọi ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN, do các ông Nguyễn Hoàn, Lê Quý Đôn, Vũ Miên làm chủ biên. Đây là bộ sách sử viết về lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1676 đến năm 1789, tức từ thời Lê Hy Tông đến hết thời Lê Chiếu Thống nối tiếp theo bộ ĐẠI ... |