AI LÀM NHIỄM BẨN THỰC PHẨM CỦA TÔI
(Hết hàng)
Tác giả: Nhiều tác giả. Người dịch: Trần Giang Sơn Thể loại: Khoa học kỹ thuật - Công nghệ ISBN: 8935075947863 Xuất bản: 11/2019 Trọng lượng: 360 gr NXB: Hồng Đức Số trang: 278 trang - khổ: 20.5 x 13 cm Giá bìa: Giá bán: 73,500 đ |
|
Song song với lịch sử tiến hóa của loài người là sự thay đổi hình thái của thực phẩm. Từ các loại thực phẩm thô không qua chế biến ở thời đồ đá, đến nay thực phẩm đã biến thành các món ăn ngon được chế biến cầu kỳ, để từ đó hình thành nên các hình thức văn hóa ẩm thực khác nhau. Trong thế kỷ 20, thực phẩm đã trải qua sự thay đổi chưa từng thấy trong lịch sử. Chẳng hạn, 70% lượng calo người Mỹ đưa vào cơ thể có nguồn gốc từ thực phẩm được chế biến quá mức - thức ăn tiện lợi, vốn là hỗn hợp của đường, muối, chất béo, chất phụ gia và ngũ cốc tinh chế. Trong khi đó, những thành phần có lợi đối với sức khỏe lại bị thất thoát trong quá trình chế biến, chẳng hạn như vitamin và chất chống ô-xy hóa. Những thực phẩm được gia công chế biến ngoài việc tạo ra cho chúng ta gánh nặng về lượng calo đưa vào cơ thể, uy hiếp đến sức khỏe, thì sự an toàn cũng đáng nghi ngờ: thịt xay có thể bị nhiễm khuẩn Escherichia coli; thịt gia cầm cũng có thể mang mầm bệnh có tên gọi là “Campylobacter”; vỏ trứng dính lông hoặc phân cũng có thể mang vi khuẩn Salmonolla; ngay trong rau củ và trái cây tươi cũng có thể tồn tại một loại động vật nguyên sinh có tên là “Cryptosporidium”. Hầu như tất cả các loại thực phẩm của chúng ta không còn an toàn nữa rồi. Hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn thực phẩm đã được gióng lên. Mỗi chúng ta cần phải coi trọng những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Trên thực tế, phương pháp hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn thực phẩm là cần phải “canh giữ cẩn mật” nhà bếp, bởi vì nhà bếp là “cửa ải” cuối cùng trước khi thức ăn đi vào cơ thể. Phương pháp nấu ăn và thói quen ăn uống lành mạnh có thể giảm bớt những căn bệnh lây qua đường thức ăn, nói không với những phụ gia thực phẩm có hại đối với sức khỏe cũng có tác dụng phòng ngừa “bệnh vào từ miệng”.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
TỰ CỨU KHI GẶP NGUY HIỂM Tác giả: Nhiều tác giả. Người dịch: Trần Giang Sơn Nhà xã hội học người Đức Luman nói, chúng ta đang sinh sống trong một “xã hội ngoài mạo hiểm thì không còn lựa chọn nào khác”. Câu nói này muốn nhắc nhở chúng ta một điều, nguy hiểm hiện diện ở khắp mọi nơi. Nhân tố gây ra nguy hiểm có thể do giới tự nhiên, ... |
TRẢ LẠI TÔI BẦU KHÍ QUYỂN TRONG LÀNH Tác giả: Nhiều tác giả. Người dịch: Trần Giang Sơn Khi tìm kiếm một hành tinh khác để di cư, vấn đề đầu tiên cần khảo sát là khí quyển của hành tinh đó. Cần xem tầng khí quyển của hành tinh đó liệu có độ ẩm thích hợp hay không, trong khí quyển có chất khí để con người có thể hô hấp hay không, “hệ ... |