Tác giả Robert Simons sau khi nghiên cứu đã chỉ phương cách giúp hình thành chiến lược một chiến lược hợp lý. Theo đó, người làm kinh doanh sẽ phải tìm ra đáp án của bảy câu hỏi, bao gồm:
1. Ai là khách hàng chính của bạn?
2. Làm thế nào giá trị cốt lõi của bạn xác định ưu tiên giữa cổ đông, nhân viên và khách hàng?
3. Đâu là các biến hiệu suất quan trong mà bạn đang theo dõi?
4. Biên giới chiến lược mà bạn xác định là gì?
5. Làm thế nào bạn tạo sức ép kích thích sáng tạo?
6. Nhân viên của bạn cam kết giúp đỡ người khác như thế nào?
7. Những điểm tồn tại nào trong chiến lược khiến bạn mất ngủ?
Tác giả cho rằng doanh nghiệp nào cũng sẽ gặp những khó khăn tương tự nhau, và sự khác biệt làm nên thành công hoặc gây nên thất bại chính là việc có đặt câu hỏi đúng hay không?
Tác giả đưa ra ba để xuất trong cuốn sách của mình.
- Thứ nhất: Chiến lược kinh doanh thành công dựa trên những nguyên tắc cơ bản: Khi hoạch định chiến lược, chúng ta thường bị đánh lạc hướng bởi những thứ phức tạp đến từ kỹ thuật, từ khuôn khổ nhằm tìm ra một giải pháp “thần thánh” nào đó mà quên mất đi điều cơ bản cần làm là gì. Khi đặt câu hỏi, chúng ta sẽ thấy được trọng tâm của vấn đề và tập trung giải quyết nó. Bên cạnh đó, lòng tham và sự ôm đồm cũng dễ khiến bạn đi chúng ta đi sai đường. Chẳng hạn, thay vì tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu, chúng ta thường có xu hướng dàn trải hơn và nhận lại sự quá tải cho những mong muốn có phần xa vời của mình.
- Thứ hai: Chúng ta thường tìm kiếm giải pháp từ những kinh nghiệm của người khác. Tuy nhiên, không một mô hình kinh doanh nào giống một mô hình kinh doanh nào cả. Chính vì vậy sẽ là sai lầm nếu như chúng ta học một giải pháp để giải quyết cho mọi vấn đề. Để tìm ra con đường cho doanh nghiệp của mình, bạn cần phải có đáp án của bảy câu hỏi. Đáp án này được tìm thấy dựa trên chính kinh nghiệm, chính mong muốn của doanh nghiệp mà bạn làm chủ.
- Thứ ba: Dù là doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình hay một tập đoàn thì không ai có thể thành công khi chỉ có một mình. Khi bạn đã nảy ra một ý tưởng, đừng giữ im nó trong đầu quá lâu, hãy chia sẻ nó với những người đồng cấp, đồng nghiệp, nhân viên, cấp dưới để cùng nhau biến ý tưởng tốt thành ý tưởng tốt hơn. Trường hợp này rất đúng với câu “nếu muốn đi nhanh hãy đi một mình, nếu muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.
Minh Khai trân trọng giới thiệu
|