Giếng Nước Thơm Trong - Và Nhiều Pháp Thoại Cùng Với Tin Tức Sinh Hoạt Các Chùa Làng Mai
(Hết hàng)
Tác giả: Thiền Sư Nhất Hạnh Thể loại: Tâm lý - Giới tính ISBN: 8935083460330 Xuất bản: 6/2007 Trọng lượng: 240 gr NXB: Văn Hóa Sài Gòn Số trang: 240 trang - khổ: 14.5x20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 24,650 đ |
|
Giếng Nước Thơm Trong Và Nhiều Pháp Thoại Cùng Với Tin Tức Sinh Hoạt Các Chùa Làng Mai: "Tất cả những đứa bé ở Việt Nam đều đã có cơ hội sống qua hình ảnh này. Nếu được sinh ra ở Tây Phương thì có thể mình đã không trải qua cùng một kinh nghiệm. Đi chơi; sự có mặt của trẻ thơ al2 để chơi chứ không để làm gì hết. Ăn và chơi thôi. Ăn, ngủ và chơi. Cha mẹ ta chỉ mong chúng ta làm được ba chuyện đó. Ăn, ngủ và chơi. Đi chơi nhưng luôn luôn ta được dặn rằng: con nhớ về đúng giờ cơm chiều. Có khi ham chơi quá, ta về trễ và mẹ phải ra gọi. Vì mình chơi ở một bãi cát, ngoài bờ sông hoặc ở một bến nước nào gần nhà. Và sau khi đã nấu cơm xong, mọi người trong gia đình đã co mặt rồi mà nấu cơm xong, mọi người trong gia đình đã có mặt rồi mà chỉ còn thiếu mình nên mẹ phải đi ra gọi mình về ăn cơm. Chơi thì chơi đủ thứ, không cần đi guốc, đi giầy gì hết. Lấm láp, hai chân dính bùn, dính đất, vì vậy khi về đến nhà trước ta phải ra bếp nước để rửa chân. Rửa chân xong, đi đôi guốc rồi mới được vào ăn cơm. Vì mâm cơm được dọn trên bộ ván gỗ, nếu chân mình còn dính bùn đất thì mình không được trèo lên, Đó là hình ảnh của Việt Nam. Ở Việt Nam hồi đó bếp chỉ đun bằng rơm hoặc củi, mà phần lớn ở thôn quê thì đun bằng rơm. Tôi là một người có thể nấu cơm bằng rơm. Hôm nào các sư chú tổ chức đem rơm vào để tôi nấu một nồi cơm bằng rơm cho mà xem. Nấu cơm bằng rơm mà nấu canh cũng nấu bằng rơm được, rất hay. Trong khi nấu cơm mình phải dùng một thanh củi đẩy rơm vào để nuôi ngọn lửa cháy hoài, nếu bỏ đi chỗ khác thì rơm sẽ tắt. Nhưng mình vẫn có thể đứng dậy đi năm hoặc bảy bước để lấy cái gì đó rồi trở về kịp thời để đẩy nắm rơm vào. Cái bếp nước gần nhà bếp lắm. Nơi đó có một cái lu, ngoài Bắc gọi là cái chum, trên cái chum có một cái gáo dừa, cán bằng gỗ còn gáo làm bằng trái dừa. Nhà nào cũng có một cái gáo dừa như vậy. Dùng cái gáo ấy múc nước từ trong chum ra dội lên hai chân, chân nầy rửa cho chân kia, không cần cúi xuống dùng tay để rửa. Hoàn toàn ta rửa chân bằng chân. Chân này rửa cho chân kia và chân kia rửa cho chân này, trong khi tay trái vén ống quần còn tay phải thì múc nước...". Mục Lục: Phần 1: Pháp thoại Giếng nước thơm trong Làm mới Cố nhân Bồ tát vô uý Cơ hội lớn cho tất cả chúng ta Hẹn nhau màu hoa đào sang năm. Phần 2: Du hoá Địa thượng thần thông. Phần 3: Thơ Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai Dung thông. Phần 4: Sinh hoạt làng mai Lá thư làng mai - thứ hai mươi ba Truyền đăng Thông bạch đầu thế kỷ Lời khấn nguyện đầu thế kỷ Ngày xuân bói kiều. |