TÔN TỬ BINH PHÁP & 36 KẾ (BÌA CỨNG)
(Hết hàng)
Tác giả: Trần Trường Minh Thể loại: Nghệ thuật lãnh đạo - Nhân sự ISBN: 8935092542881 Xuất bản: 12/2016 Trọng lượng: 700 gr NXB: Hội Nhà Văn Số trang: 432 trang - khổ: 16x24 cm Giá bìa: Giá bán: 118,300 đ |
|
Tương truyền, Tôn Tử binh pháp là tác phẩm của Tôn Vũ, nhà quân sự kiệt xuất thời kỳ Xuân Thu cổ đại Trung Quốc. Hiện vẫn không có tài liệu nào xác định ngày sinh, mất của ông mà chỉ biết là Trường Giang. Người đời sau tôn ông là Tôn Tử hay Tôn Vũ. Ông sinh tại Lạc An, huyện Huệ Dân, tỉnh Sơn Đồng. Ông sống vào khoảng thể kỉ VI, đầu thế kỉ V TCN, tức cùng thời với Khổng Tử (551-479 TCN). Thời kỳ này, Trung Quốc cổ đại thực hiện chế độ phân quyền phong kiến nên tạo ra nhiều nước chư hầu. Các nước chư hầu nổi loạn tự do xưng Bá, xưng Vương tranh giành thôn tính lẫn nhau. Do vậy Khổng tử gọi giai đoạn này là tình trạng "Lễ, nhạc, chinh phạt tự thiên tử xuất" chuyển sang "Lễ nhạc, chinh phạt tự chư hầu xuất". Điều đó là nguồn gốc dẫn đến "Xung đột quân sự và chiến tranh liên miên ở ọi quy mô từ đầu thời Xuân Thu". Kiến thức quân sự đương truyền lại, đã cung cấp một khối lượng tư liệu khổng lồ, phong phú để Tôn Vũ hệ thống hóa và khái quát hóa thành tác phẩm bất hủ của mình. Truyền thống gia tộc là một nhân tố quan trọng nữa tạo nên tính cách và tài năng của Tôn Vũ. Ông tổ 7 đời của Tôn Vũ là Công Tử Hoàn nước Trần nổi loạn đã chạy sang Tề lánh nạn (năm 672 TCN) và được phong chức "Công chính". Từ đó Trần Hoàn đổi sang họ Điền gây dựng thành một dòng họ hưng thịnh, đời nào cũng có chức (khanh đại phu). Cho đến thời Chiến Quốc đã chiếm được ngôi vua chư hầu nước Tề (404 TCN). Gia tộc họ Điền còn có Điền Nhương Thư, thuộc chi khác, lớn tuổi hơn Tôn Vũ và làm quan Đại Tư Mã - Tư Mã Nhương Thư. Tài năng quân sự của ông đã được nhà sử học Tư Mã Thiên ghi lại rất sinh động trong "Sử kí - Tư Mã Nhương Thư liệt truyện". Tôn Tử Binh Pháp là gì? Đó chính là cuốn Binh thư cổ có giá trị nhất của Trung Quốc hay còn gọi là Ngô Tôn Tử binh pháp. Sách gồm 13 thiên: Thủy kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Binh thế, Hư thực, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Cửu địa, Hỏa công và Dụng gián, được viết bằng cổ văn thiên Tần, với hơn 5.900 chữ Hán.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |