NHÀ BÁO ĐIỀU TRA
(Hết hàng)
Tác giả: Đức Hiển Thể loại: Phóng sự - Ký sự - Bút ký - Tùy bút - Truyện ký - Tạp bút - Ghi chép ISBN: 8935095618613 Xuất bản: 6/2015 Trọng lượng: 310 gr NXB: Trẻ Số trang: 180 trang - Khổ: 13.5 x 20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 40,500 đ |
|
Nhà báo Nam Đồng (Nguyên Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM từ năm 1996 đến 2008) đã viết: “... Năm 1997, Đức Hiển mới vào nghề đã tạo dấu ấn với loạt phóng sự Dọc đường mãi lộ, thời ấy hiện tượng này chưa có báo nào đề cập. Bộ trưởng Lê Minh Hương đã yêu cầu công an tất cả các địa phương chấn chỉnh. Một năm sau anh cùng PV Bảo Trâm hóa thân thành người đi kiện, thực hiện loạt điều tra Tôi đi tìm Bao công nói về thân phận của những người đi kêu oan. Phóng sự này tạo độ rung xã hội lớn và được trao giải B (không có giải A) thể loại Phóng sự - Điều tra của giải báo chí toàn quốc. Tiếp đó là Tận đáy xã hội, rồi những phóng sự điều tra về khiếu kiện, góp phần giải oan cho nhiều người dân. Hết loạt điều tra này đến loạt điều tra khác được Đức Hiển thực hiện trong thời gian dài, góp phần tạo nên thế mạnh của tờ báo. Báo cũng đẩy mạnh những nội dung đấu tranh cho cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật... Tờ bao từ chỗ rất ít độc giả, số phát hành đã tăng lên 150 ngàn bản/ kỳ, là một trong 5 tờ báo có số phát hành cao nhất nước lúc bấy giờ. Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Bạch Đằng nhận định: “Báo Pháp Luật TP.HCM đã trở thành một hiện tượng trong làng báo”. Với tôi, các loạt bài điều tra của Đức Hiển là mũi nhọn xung kích cùng đồng đội tạo nên “hiện tượng” đó”.
Cuốn sách NHÀ BÁO ĐIỀU TRA được ra đời từ những kỷ niệm, những khó khăn, chút ít thành công, và cả những thất bại mà tác giả và các đồng nghiệp xung quanh đã trải qua hoặc chứng kiến. Độc giả sẽ không tìm thấy trong cuốn sách này những trào lưu báo chí hay những quan điểm to tát. Tác giả viết về những điều mình biết, lần giở những ghi chép, tư liệu, những biên bản các cuộc họp trong gần hai thập niên lại đây mà tác giả còn lưu giữ được và kể lại cho độc giả nghe. Vì sao cuốn sách này lại viết về báo chí điều tra mà không phải là thể loại khác? Báo chí điều tra là thể loại đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng từ giao tiếp, phân tích, đánh giá, diễn đạt và xử lý các mối quan hệ. Gần như mọi kỹ năng sống và viết đều ứng dụng được vào đó. Cuốn sách như một sự đúc kết những bài học của một chặng đường đầu tiên làm báo, vất vả nhưng hạnh phúc. Nhà báo Nguyễn Đức Hiển sinh năm 1973, quê gốc Hà Tĩnh. Từ năm 1997 đến nay làm phóng viên rồi chuyển qua công tác tòa soạn tại Báo Pháp luật TP.HCM. Tác giả từng nổi danh với hàng loạt điều tra gây rúng động xã hội như: Tôi đi tìm Bao Công, Tôi thử làm Bao Công, Tận đáy xã hội, Dọc đường mãi lộ, Hai Lúa đi tìm Công lý, Hành trình ngược từ những lời tuyên án vô tội, Khi tôi tuyên án tử hình… Các loạt bài điều tra của nhà báo Đức Hiển như mũi nhọn xung kích góp phần cùng đồng đội tạo ra điều mà Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng nhận định: “Hiện tượng trong làng báo!” (Trích theo infonet) Còn với tác giả Đức Hiển lý giải: “Vì sao cuốn sách này lại viết về báo chí điều tra mà không là thể loại khác? Báo chí điều tra là thể loại đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng từ giao tiếp, phân tích, đánh giá, diễn đạt và xử lý các mối quan hệ. Gần như mọi kỹ năng sống và viết đều ứng dụng được vào nó. Với tôi, cuốn sách này như một sự đúc kết những bài học của một chặng đường đầu tiên làm báo, vất vả nhưng hạnh phúc. Mong rằng nó sẽ có ích đối với bạn, và sẽ vui hơn nếu bạn tìm thấy trong đó chút gì thú vị. Được thế, với tôi, đã là điều quá hạnh phúc”.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |
LÀNG BÁO SÀI GÒN 1916-1930 Tác giả: Philippe M.F.Peyca. Người dịch: Trần Đức Tài Làng báo Sài Gòn 1916-1930 tái hiện một thời kỳ làm báo sôi nổi của trí thức Sài Gòn và Việt Nam, với những tờ báo có số phận chỉ vài tháng hay vài số báo, thậm chí một số báo duy nhất, trong bối cảnh bi thương mà hào hùng của một ... |
TRẬN TUYẾN CÔNG KHAI GIỮA SÀI GÒN Nhiều Tác Giả Mục lục: - Phần I: Ngọn cờ tiên phong Thời kỳ bí mật trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Chân dung một số nhà báo yêu nước cách mạng thời bí mật - Phần II: Mặt trận "kháng chiến" công khai giữa Sài Gòn (1945-1954) Chân dung một số chiến sĩ phong trào Báo chí thống ... |
BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19 - LỊCH SỬ 150 NĂM BÁO CHÍ QUỐC NGỮ (1865-2015) Tác giả: Trần Nhật Vy Dưới đây xin trích một đoạn cho thấy cách dùng lời văn lối viết của báo chí cách nay 150 năm: "...Ngày 1-6 Annam cũng là ngày 26 tháng tây, nơi phủ Bình Long có bắt đặng một con cọp lớn lắm. Khi đi săn có các quan Phú Langsa ở Thuận Kiều cùng đồn Tây Thới đi với quan ... |