NHỮNG GHI CHÉP VỀ QUYỀN TỰ DO LỰA CHỌN (TS: PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC)
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Văn Trọng Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 8935207001029 Xuất bản: 7/2015 Trọng lượng: 320 gr NXB: Tri Thức Số trang: 300 trang - Khổ: 14.3 x 20.3 cm Giá bìa: Giá bán: 99,000 đ |
|
Trong quá khứ lịch sử nước ta, chính quyền trung ương của nhà nước phong kiến thường không can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của người dân; công việc đó là của các vị chức sắc trong làng xã. Các thiết chế làng xã kiểm soát chặt chẽ cuộc sống cá nhân của các thành viên, kết quả là đã sản sinh ra mô hình nhân cách “con người “tiểu kỷ”, cam chịu thân phận hèn mọn, bị động, nhờ ân huệ, vun quén, xà xẻo, khôn khéo lẩn tránh…” (Trần Đình Hượu, 1988). Các thiết chế ấy không cho phép một cá tính độc đáo nào tồn tại. Người Việt Nam bắt đầu biết tới các giá trị Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ yếu thông qua giao tiếp với nước Pháp. Song có lẽ chúng ta tiếp thu các giá trị ấy phần nhiều là ở bình diện cảm xúc nảy sinh từ các tác phẩm văn chương của phương Tây thế kỷ XIX mà không thông qua các nhận thức trên cơ sở tri thức triết học. Cho nên phần đông dân chúng không có được hiểu biết rõ ràng về các khái niệm này. Trên thực tế, khái niệm tự do được hiểu với ý nghĩa tích cực chỉ trong hàm nghĩa lật đổ ách thống trị của vua chúa phong kiến và bọn cai trị thực dân; còn trong đời sống thì từ ngữ tự do thường mang hàm nghĩa xấu giống như vô kỷ luật, vô tổ chức. Người ta có thể nhận mình là yêu tự do, nhưng lại không thừa nhận không gian riêng tư của cá nhân và sẵn sàng nhân danh điều thiện để can thiệp thô bạo vào những vấn đề thuộc tự do cá nhân. Xã hội Việt Nam đương đại đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, đang giao lưu với nhiều nền văn hóa đa dạng của các dân tộc khác. Người Việt đương đại ở trong tình trạng giằng xé giữa những giá trị văn hóa cũ và mới. Những cách hiểu khác nhau, những đánh giá khác nhau về vấn đề Tự do là không đáng ngạc nhiên.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |
GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ PHẦN LAN (Ts: Phát triển giáo dục) Tác giả: TS. Nguyễn Thành Trung Chỉ cần nhìn vào lý tưởng thực sự của một quốc gia và cách thức vận hành của nó thì hoàn toàn có thể biết được tương lai của quốc gia đó. Nếu một quốc gia nhiều năm hòa bình mà vẫn còn quá nghèo và lạc hậu so với thế giới thịnh vượng và văn minh thì ... |