Sách

Đời sống - Gia đình Bí quyết dành cho phụ nữ Cẩm nang nuôi dạy trẻ Hạnh phúc gia đình Làm đẹp Làm vườn - Vật nuôi - Nông lâm nghiệp Mang thai & Nuôi con mới sinh & chăm sản phụ Nữ công gia chánh - Thực dưỡng Tâm lý - Giới tính Thể dục - Thể thao Giáo khoa - Giáo trình - Sách tham khảo Giáo trình Cao đẳng - Đại học Luyện thi Cao đẳng - Đại học SÁCH GIÁO KHOA BỘ Sách giáo khoa cấp I Sách giáo khoa cấp II Sách giáo khoa cấp III Tham khảo cấp I Tham khảo cấp II Tham khảo cấp III Ngoại ngữ - Từ điển Tiếng Anh Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Việt - Ngoại ngữ khác Từ điển Ngoại văn Children books Cooking - Science - Social - Economic Literature & Fiction Sách Chuyên ngành Khoa học kỹ thuật - Công nghệ Khoa học thường thức Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Ngoại giao - Vấn đề quốc tế Pháp luật - Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phong thủy - Kinh dịch - Nhân tướng học Tin học - CNTT Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh Triết - Chính trị - Quân sự - Nhà nước Xây dựng - Kiến trúc Y học - Sức khỏe Sách dành cho Thiếu nhi Kiến thức - Kỹ năng dành cho bé Sách tô màu thiếu nhi Truyện kể cho bé - Đồng thoại Truyện tranh Sách dành cho Thiếu niên - Tuổi mới lớn Kiến thức - Kỹ năng dành cho thiếu niên Manga - Comics Tủ sách teen Sách Kinh tế Đầu tư - Chứng khoán Kế toán - Kiểm toán Khởi nghiệp - Làm giàu Kinh tế học Nghệ thuật lãnh đạo - Nhân sự PR - Marketing - Sales - Brand Quản trị kinh doanh Tài chính - Ngân hàng Sách Rèn luyện bản thân Bài học thành công Bí quyết - Kĩ năng - Cẩm nang - Hướng nghiệp Nghệ thuật sống - Truyền cảm hứng Sách song ngữ Sách tô màu người lớn Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Âm nhạc Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện Lịch sử - Địa lý Mỹ thuật - Điện ảnh - Sân khấu - Nhiếp ảnh Phóng sự - Ký sự - Bút ký - Tùy bút - Truyện ký - Tạp bút - Ghi chép Văn hóa - Du lịch Văn học Tác phẩm kinh điển Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học Toàn tập - Tuyển tập - Hợp tuyển thơ văn - Biên khảo Truyện Chương hồi - Kiếm hiệp Truyện cười - Truyện tiếu lâm - Truyện dân gian - Truyện trào phúng Truyện dài - Tiểu thuyết Truyện ngôn tình - Light Novel Truyện Thần thoại - Dã sử - Truyền kỳ - Huyền bí - Giả tưởng Truyện trinh thám - kinh dị - điều tra - vụ án Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn

 

THƯ VIỆN ẢNH

> <

ẢNH MINH KHAI

> <

BẢN TIN MINH KHAI

WEBSITE LIÊN KẾT







 

TÌM KIẾM

Sách > Phóng sự - Ký sự - Bút ký - Tùy bút - Truyện ký - Tạp bút - Ghi chép

MỘT THÁNG Ở NAM KỲ (Hết hàng)
Tác giả: Phạm Quỳnh

Thể loại: Phóng sự - Ký sự - Bút ký - Tùy bút - Truyện ký - Tạp bút - Ghi chép
ISBN: 8935207001401
Xuất bản: 7/2018
Trọng lượng: 220 gr
NXB: Hội Nhà Văn
Số trang: 158 trang - khổ: 14 x 20.5 cm
Giá bìa: 75,000 đ (-25%)
Giá bán: 56,250 đ

MỘT THÁNG Ở NAM KỲ xuất hiện lần đầu trên Nam phong tạp chí năm 1918, đăng ba kỳ (không liên tục): kỳ I, số 17, tháng 11-1918, tr. 268-285; kỳ II, số 19, tháng 01-1919, tr. 20-32; kỳ III (kỳ cuối), số 20, tháng 02-1919, tr. 117-140.

Ngày 21-8-1918, Phạm Quỳnh đi xe lửa từ Hà Nội xuống Hải Phòng. Ngày 22-8-1918, ông rời Hải Phòng trên chiếc tàu thủy Porthos để du hành Nam kỳ, bốn ngày sau tàu cập cảng Sài Gòn. Chiếc xe kéo đưa Phạm Quỳnh qua cầu Khánh Hội, vị du khách của chúng ta bắt đầu tiếp xúc cái khí vị của Sài Gòn - thành phố Tây, một chốn đô hội lớn ở phương Nam. Những con đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi), Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), Xã Tây (nay là Trụ sở UBND TP. HCM), Nhà hát Tây (nay là Nhà hát thành phố), Phủ Toàn quyền (nay là Hội trường Thống Nhất),… hiện ra rạng rỡ trước mắt chàng trai xứ Bắc. Phạm Quỳnh, năm đó mới 26 tuổi, đã có những nhận xét tinh tế, sâu sắc về con người, văn hóa, đời sống… Sài Gòn: “Nhất là ngày Chúa nhật, sau khi tan lễ Nhà Thờ Chánh, không cảnh tượng gì đẹp bằng đường Catinat chừng hồi chín mười giờ. Đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, người Tây, người Nam, ăn bận rất lịch sự, ở nhà thờ ra đi dạo qua các cửa hàng, lũ lượt như ngày hội.” “Đường phố như vẽ bằng tay, kẻ bằng thước, đều đặn, thẳng thắn, rộng rãi khang trang, nhiều đường ở giữa lại để những khoảng rộng trồng cỏ, đặt những tượng đồng kỷ niệm, chiều đến hàng trăm cái đèn điện lớn chiếu sáng như một giẫy [dãy] dài những quả ba lông lấp loáng thả phấp phới ngay trên giữa đường phố, coi rất là ngoạn mục.”…

Phạm Quỳnh quan sát tỉ mỉ và không quên so sánh Bắc kỳ với “vùng đất mới”, qua đó khắc họa được chân dung xã hội, bức tranh toàn cảnh về đất nước ở một thời đoạn lịch sử: “Cái hình thức của thành phố Sài Gòn sánh với thành phố Hà Nội còn hơn nhiều. Từ cách đặt đường phố cho đến cách dựng cửa nhà, từ cách thắp đèn điện cho đến cách đặt máy nước ở các nhà, cho đến cách tuần phòng vệ sinh trong phố xá, nhất nhất đều có tiến bộ hơn Hà thành ta cả. Ở Sài Gòn thật là có cái cảm giác một nơi đô hội mới, nghĩa là một nơi đô hội theo lối Tây. Vào đến Chợ Lớn thì lại ra cái cảm giác một nơi đô hội theo lối Tàu. Còn các châu thành khác ở Lục tỉnh, thì những nơi quan sở là Tây mà chốn phố phường là Tàu, phần An Nam thật ít lắm. Xét về phương diện đó thì những đô hội Bắc kỳ tuy coi cũ kỹ mà còn có cái vẻ An Nam hơn.” 

Phạm Quỳnh không chỉ quanh quẩn ở Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn. Trong chuyến đi hơn một tháng này, ông có chủ ý du lịch nhiều nơi, cho mở rộng kiến văn. Ông đã có những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa Phạm Quỳnh với các bậc danh sĩ, trí thức, “đồng nghiệp” trong làng báo đất Lục châu: Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phú Khai (La Tribune indigène); cha con ông Diệp Văn Cương và Diệp Văn Kỳ; Nguyễn Văn Cư (Đại Việt tập chí), Phủ Bảy Lê Quang Liêm (Long Xuyên Khuyến học Hội), Võ Văn Thơm (An Hà báo)…

Bên cạnh những điều mô tả tường tận và xác đáng mắt thấy tai nghe về con người, văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử, địa lý, hoạt động kinh tế… vùng đất Nam kỳ; những nhận xét về làng báo, nghề xuất bản, chuyện hợp quần, họa Chệt họa Chà… đúng 100 năm trước vẫn còn nguyên tính thời sự: “Nếu hết thảy các nhà làm báo ai cũng hiểu cái nghĩa vụ của nghề làm báo thì còn nghề gì đẹp bằng, hay bằng, cao thượng bằng, đủ khiến cho người ta tận tụy một đời mà theo đuổi cho cùng?.” “Bây giờ cần nhất cho dân ta chỉ có sự học, nhất thiết cái gì cũng phải học cả, như đứa con nít mới đến tuổi vào trường vậy. Bọn ta phải hết sức giúp một phần vào sự học ấy, cho cái trình độ quốc dân mỗi ngày một cao thêm lên, cho cái tư tưởng quốc dân mỗi ngày một rộng thêm ra, để có ngày đủ khôn đủ lớn mà ra tranh đua với đời được.” “Những kẻ coi báo giới như một nơi tranh ăn nói, dành [giành] lợi danh, hay là một chốn hí trường để đem những lời nghiêng ngửa, truyện dâm bôn mà mơn man, mà khêu gợi cái dục tình sằng của công chúng, thì thật là làm mất giá một cái nghề rất hay, rất cần, rất có ích lợi cho nước nhà đương buổi bây giờ.” “… Các nhà làm sách có nghĩ tới không? Hay chỉ chủ bán cho chạy hàng, thâu được nhiều bạc, còn những lẽ cương thường luân lý mặc quách ai? Ôi! Cổ nhân đã dạy: làm người sĩ phu trong nước cái trách [nhiệm] là phải phù cho thế đạo, giúp lấy cương thường. Nếu những nhà làm sách lại cố ý làm nghịch thế đạo, đạp đổ cương thường, thì một nước như vậy sống làm sao được?”

 

 

 

Minh Khai trân trọng giới thiệu


SÁCH NÊN MUA CHUNG

THƯỢNG CHI VĂN TẬP
Tác giả: Phạm Quỳnh
Trong lịch sử Việt Nam, Phạm Quỳnh thuộc vào số không nhiều các tác giả để lại một sự nghiệp văn hóa đồ sộ, cả về tầm tư tưởng lẫn khối lượng trước tác. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay chỉ là một phần nhỏ dọn lại trong số hàng chục ngàn trang viết suốt cuộc đời tận tụy làm việc của ông. THƯỢNG CHI VĂN ...




Copyright @1999-2020 MINHKHAI.VN All rights Reserved.
Công Ty TNHH Minh Khai S.G (Nhà sách Minh Khai)
249 Nguyễn Thị Minh Khai, F. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102019159
Mã số doanh nghiệp 0303209716 - Đăng ký thay đổi lần 6 ngày 30/07/2010
Ðiện Thoại (028)39250590 - (028)39250591 -Fax: (028)39257837
Website: minhkhai.com.vn
E-mail: [email protected]