Lịch Sử Miền Đông Nam Bộ Và Cực Nam Trung Bộ Kháng Chiến (1945 - 1975)
(Hết hàng)
Đảng Uỷ, Bộ Tư Lệnh Quân Khu 7 Thể loại: Lịch sử - Địa lý ISBN: 8935211115248 Xuất bản: 12/2011 Trọng lượng: 1750 gr NXB: Chính trị quốc gia Số trang: 914 trang - khổ: 14x24 cm Giá bìa: Giá bán: 280,250 đ |
|
Trong cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ có một vị trí đặc biệt quan trọng. Với vị trí chiến lược, tiềm năng về tự nhiên và xã hội của miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ là những yếu tố quan trọng để biến nơi đây thành chiến trường tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch, là địa điểm mở đầu và kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược 30 năm. Đối với địch, đây là trọng điểm tiến hành "bình định", vơ vét sức người, sức của, thực hiện chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt". Với ta, địa bàn này có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi ta tổ chức nhiều cuộc quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng. Địa bàn Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trải rộng với ba vùng chiến lược hoàn chỉnh, đây là nơi ta có khả năng vận dụng đầy đủ đường lối quân sự, chính trị của Đảng về tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện. Nhằm cung cấp một công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về cuộc chiến tranh giải phóng trên vùng đất miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kháng chiến (1945-1975). Nội dung cuốn sách gồm có các phần sau: Chương mở đầu: Miền Đông Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Phần thứ nhất: Kháng chiến chống thực dân Pháp (1975-1954) Chương I: Miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (9-1945 – 12-1945) Chương II: Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, phát triển chiến tranh du kích, góp phần đánh bại chính sách "bình định" (1947-1950) Chương III: Đẩy mạnh kháng chiến toàn diện, phối hợp chiến trường cả nước giành thắng lợi quyết định (1951-1954) Phần thứ hai: Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) Chương IV: Từ đấu tranh chính trị tiến tới đồng khởi toàn miền, làm chủ phần lớn nông thôn (1954-1960) Chương V: Phát triển lực lượng, đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, góp phần đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ (1961-1965) Chương VI: Góp phần đánh thắng "chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965-1968) Chương VII: Bước đầu đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" trên chiến trường Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (cuối 1968 – 27-1-1973) Chương VIII: Tiến lên cùng cả nước giải phóng Sài Gòn – Gia Định và toàn miền Nam Việc ghi dựng lại một cách hệ thống và đầy đủ lịch sử cuộc chiến tranh nhân dân chống hai đế quốc Pháp và Mỹ của quân và dân miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ là một đòi hỏi cấp thiết và mang nhiều ý nghĩa, nhằm kịp thời lưu giữ tư liệu, góp phần tôn vinh công lao của hàng triệu cán bộ, chiến sĩ, đồng bào từng chiến đấu hy sinh trên chiến trường miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong cuộc chiến tranh vừa qua, tìm ra những bài học lịch sử và cổ vũ những người đang sống, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhiệt tình và trách nhiệm kế tục truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời góp phần phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và giảng dạy, học tập lịch sử về vùng đất anh hùng miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. |