Công Ước Của Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982
(Hết hàng)
Biên tập: Phạm Việt, Văn Thanh Hương, Tạ Thu Thủy Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 8935211119222 Xuất bản: 9/2012 Trọng lượng: 550 gr NXB: Chính trị quốc gia Số trang: 426 trang - khổ: 16x24 cm Giá bán: 79,000 đ |
|
Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) là một công cụ rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Thế nhưng, cho tới nay nội dung của UNCLOS vẫn chưa được quảng bá rộng rãi. Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982. Như chúng ta biết: - Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam[1], những hiệp định phân định chủ quyền trên biển của Việt Nam, bao gồm hiệp định phân định chủ quyền trong Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997, hiệp định phân định chủ quyền trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000 và hiệp định chủ quyền thềm lục địa với Indonesia, đều được đàm phán dựa trên UNCLOS. - Trước chủ trương, chiến lược và hành động của Trung Quốc trên biển, Việt Nam đã nhiều lần dựa trên UNCLOS để khẳng định chủ quyền của mình. - Quan điểm của Việt Nam là tranh chấp biển và thềm lục địa phải được giải quyết dựa trên UNCLOS[2]. - Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS. - Việt Nam và Trung Quốc đã tuyên bố chung là phải có giải pháp cơ bản mà hai bên chấp nhận được[3]. “Chấp nhận được” không thể là “nước mạnh làm gì họ muốn, nước yếu chấp nhận những gì mình đành phải chấp nhận”, mà phải dựa trên lẽ công bằng như UNCLOS đòi hỏi và thí dụ như được thể hiện trong UNCLOS. - Các nước khác, thí dụ như Mỹ, cũng cho là tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết theo luật quốc tế chứ không phải bằng cách chiếm đoạt[4]. Rõ ràng, UNCLOS là một công cụ rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông. Thế nhưng, cho tới nay nội dung của UNCLOS vẫn chưa được quảng bá rộng rãi trong chúng ta. Ngay cả giới trí thức, giới luật học, ngay cả những người quan tâm về chủ quyền lãnh thổ, cũng chưa biết nhiều về UNCLOS. Hi vọng bản công ước UNCLOS này sẽ đóng góp thêm một phương tiện quý báu giúp tất cả chúng ta phát huy tinh thần yêu nước và trí tuệ mình, cụ thể là tất cả giúp chúng ta hiểu và đấu tranh cho sự công bằng cho chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. |