TƯ TƯỞNG VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI (SÁCH CHUYÊN KHẢO)
(Hết hàng)
Tác giả: GS.TS. Phạm Hồng Thái (Chủ biên) Thể loại: Triết - Chính trị - Quân sự - Nhà nước ISBN: 8935211180987 Xuất bản: 3/2016 Trọng lượng: 900 gr NXB: Chính trị Quốc gia Số trang: 610 trang - khổ: 16x24 cm Giá bìa: Giá bán: 144,000 đ |
|
Cuốn sách TƯ TƯỞNG VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI do GS.TS. Phạm Hồng Thái chủ biên tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền con người và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, với những nội dung chủ yếu: Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu về quyền con người; Nguồn gốc tư tưởng quyền con người ở Việt Nam; Tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập; Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; Tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người; Tư tưởng quyền con người trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 tới nay. Cuốn sách đã hệ thống lại hệ thống tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt của về quyền con người tại Việt Nam theo chiều dài biến thiên của lịch sử dân tộc. Theo đó, tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở truyền thống văn hiến Việt Nam, chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác nhau, nhưng đã được sàng lọc cho phù hợp với điều kiện Việt Nam qua các thời đại. Tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam được thể hiện qua tư tưởng của các nhà cách mạng, nhà lãnh đạo Việt Nam qua các thời đại, hình thành theo năm tháng lịch sử và không ngừng phát triển. Cuốn sách gồm bảy chương, mỗi chương lại đi sâu phân tích, làm rõ tư tưởng về quyền con người của từng giai đoạn, thời kỳ dưới góc nhìn của các nhà lãnh đạo, nhà cách mạng, thể hiện thông qua các văn bản pháp luật. Với một hệ thống lập luận có lôgích, đa chiều, khách quan, cuốn sách nhìn nhận, đánh giá tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam từ nhiều góc độ khác nhau. Qua đó, cung cấp những kiến thức có sức nặng và chiều sâu, phục vụ tốt cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Chương I - Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu quyền con người cung cấp kiến thức cơ bản, cốt lõi, tạo phông nền cho những nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp sau của cuốn sách; Chương II - Nguồn gốc tư tưởng quyền con người ở Việt Nam sâu chuỗi hệ thống những lý thuyết liên quan đến chủ đề của cuốn sách. Từ Chương III đến Chương VII tác giả đi sâu luận giải tư tưởng về quyền con người ở nước ta trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, phân loại những nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi, quá trình phát triển của tư tưởng về quyền con người theo dòng chảy của lịch sử dân tộc, bắt đầu từ thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập (giai đoạn 938 - 1885) cho tới hiện nay.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |
GIÁO TRÌNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN (TỦ SÁCH KHOA HỌC) Tác giả: Đào Trí Úc Cuốn sách GIÁO TRÌNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN do GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên, cung cấp những kiến thức có tính hệ thống về Nhà nước pháp quyền; phân tích, lý giải khoa học về tính phổ quát và tính quốc gia, dân tộc đặc thù của Nhà nước ... |
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Tác giả: Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng (Đồng Chủ biên) Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thoả thuận pháp lý quốc tế. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân ... |
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG VỤ VÀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Chủ biên: Phạm Hồng Thái Mục lục: - Chương 1: Những triết lý căn bản về pháp luật I. Các quan điểm khác nhau về pháp luật II. Những đặc trưng, chức năng, vai trò của pháp luật III. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ xã hội - Chương 2: Những triết lý căn bản về đạo đức và mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức I. Những triết ... |
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI, HỘI HỌP HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM Tác giả: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên) Cuốn sách PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI, HỘI HỌP HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM là sách chuyên khảo do PGS. TS Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên) giới thiệu, phân tích cả quyền lập hội và quyền hội họp hòa bình trong pháp luật nhân quyền quốc tế, pháp luật của một số ... |