TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
(Hết hàng)
Tác giả: Ngô Văn Lệ - Huỳnh Ngọc Thu - Ngô Thị Phương Lan (Đồng chủ biên) Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 8935211185456 Xuất bản: 11/2016 Trọng lượng: 440 gr NXB: Chính trị Quốc gia Số trang: 396 trang - khổ: 14.5x20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 100,000 đ |
|
Hiện nay, ở những nước đang phát triển và những nước có nền khoa học phát triển cao, các tri thức bản địa luôn tồn tại song song cùng với các kiến thức chính thống. Tri thức bản địa là nền tảng để đưa ra các quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hằng ngày tại địa phương như khai thác tự nhiên, canh tác, chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe bản thân, sự thích nghi với những thay đổi của môi trường, Vì vậy nó có tầm quan trọng không nhỏ trong việc thực hiện các dự án phát triển của vùng hay liên vùng bởi việc ứng dụng các tri thức bản địa sẽ có được nhiều giải pháp phát triển bền vững. Là quốc gia đa tộc người, lại cư trú ở các địa bàn khác nhau nên các tri thức bản địa của các tộc người có mặt trên lãnh thổ Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Khu vực Đông Nam Bộ có một vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển đất nước, nơi sinh sống của nhiều tộc người thiểu số, nên việc nghiên cứu tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở đây nhằm phát triển bền vững khu vực này là cần thiết. Cuốn sách TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM là một trong những công trình nghiên cứu có giá trị của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này. Đây là một đề tài thuộc loại nghiên cứu liên ngành khoa học nên trong quá trình tìm hiểu tác giả phải vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau để có thể tiếp cận sâu và sát vấn đề. Bằng phương pháp nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan, khoa học, tác giả đã làm nổi bật những nét đặt trưng, tiêu biểu trong đời sống, văn hóa và xã hội của các cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây. Cuốn sách được chia làm bốn chương: Chương I: Cơ sở lý luận về tri thức bản địa và tổng quan cơ sở hình thành nên tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ. Chương II: Tri thức bản địa về hoạt động kinh tế của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ. Chương III: Tri thức bản địa về sinh hoạt văn hóa - xã hội của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ. Chương IV: Vai trò của tri thức bản địa trong đời sống của các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ và phương pháp bảo tồn.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |