NHÀ VĂN - TRIẾT GIA ALBERT CAMUS (1913-1960)
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Công Lý Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 8935212425568 Xuất bản: 4/2019 Trọng lượng: 240 gr NXB: Khoa học Xã hội Số trang: 184 trang - khổ: 20 x 13 cm Giá bìa: Giá bán: 45,000 đ |
|
Câu hỏi về hệ thống giá trị của cuộc sống và lòng khát khao tìm kiếm ý nghĩa cũng như mục đích của đời sống. Trong tiểu luận triết học Huyền thoại Sisyphe (1942), Camus so sánh sự phi lí của tồn tại đời người với hành động của Sisyphe trong thần thoại hễ lăn hòn đá lên đến gần đỉnh núi thì hòn đá lại rơi xuống, và đã phát triển thuyết đạo đức mới dưới hình thức lí giải luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh về sự phi lí của tồn tại. Sau chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh chi phối đời sống trí tuệ Paris. Camus lúc này đã trở thành một trong những nhà văn hàng đầu nước Pháp; ông xuất bản cuốn Dịch hạch, hình ảnh tượng trưng cho cái chết và tội ác, sau đó là vở kịch Caligula, tiếp tục phát triển trào lưu văn học phi lí và chủ nghĩa hiện sinh. Cũng trong thời gian này ông kết bạn với J. P. Sartre, nhưng về sau lại cắt đứt quan hệ vì bất đồng quan điểm. Trong những năm 50 Camus tiếp tục viết kịch, truyện và tiểu luận. Trong Người nổi loạn (1951) Camus tuyên chiến với tất cả các hệ tư tưởng ngăn cản tự do của con người. Năm 1956, ông viết cuốn Sa đọa khai thác đề tài tội lỗi và ăn năn. Năm 1957, Camus được trao giải Nobel văn chương ở tuổi 44, bởi “đóng góp to lớn vào văn học, góp phần soi rọi giá trị của lương tâm con người”. Ba năm sau, vở kịch cuối cùng Những người quỷ ám của ông chuyển thể từ tiểu thuyết Lũ người quỷ ám của F. Dostoevski được công diễn. Năm 1960, giữa thời kì sung sức với nhiều dự định sáng tạo, Camus mất trong một tai nạn xe hơi ở miền Nam nước Pháp. Sau khi Camus qua đời, sáng tác của ông tiếp tục gây ra những cuộc tranh cãi sôi nổi, nhưng ông vẫn được coi là một trong những nhân vật sáng giá của thời đại. Camus thất vọng trước sự tha hóa của con người, nhưng vẫn kiên trì tìm lối thoát ra khỏi sự phi lí của kiếp nhân sinh. Người ta gọi ông là “nhà đạo đức học đã nâng những vấn đề luân lí lên thành vấn đề triết học”. Tác phẩm của Camus được dịch khá nhiều sang tiếng Việt, trong đó cuốn L’étranger có đến 6 bản dịch khác nhau.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |