KINH TẾ ẤN ĐỘ - TIẾN TRÌNH TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG HÓA
(Hết hàng)
Tác giả: PGS,TS Lê Văn Toan - PGS,TS Đỗ Đức Định Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 8935217105458 Xuất bản: 12/2017 Trọng lượng: 670 gr NXB: Thông tin và truyền thông Số trang: 446 trang - khổ: 16 x 24 cm Giá bìa: Giá bán: 108,750 đ |
|
Tiến trình xây dựng đất nước theo đường lối tự lực, tự cường đã mang lại cho Ấn Độ những thành quả ngày càng to lớn, nâng mức tăng trưởng kinh tế bình quân từ 4 - 5%/năm trong các thập niên 1950-1980 lên 7 - 8%/năm trong các thập niên cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, riêng năm 2006 đạt đỉnh cao 9,6%, sau đó liên tục tăng trưởng bình quân khoảng 7,5%/năm, đến 2016 GDP của Ấn Độ tính theo tỷ giá hối đoái đã đạt 2.300 tỷ USD, đưa Ấn Độ từ nền kinh tế kém phát triển lên vị trí thứ năm thế giới, vượt cả nền kinh tế Anh với 2.290 tỷ USD, chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, đồng thời trở thành một trong năm nền kinh tế mới nổi thuộc nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. Yếu tố chính dẫn tới việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ là do nước này đã chuyển đổi mô hình phát triển từ nặng về độc lập, tự chủ, hướng nội, thay thế nhập khẩu, sang đẩy mạnh cải cách, tự do hóa, hướng vào xuất khẩu, tăng cường phát triển kinh tế thị trường, tư nhân hóa xí nghiệp quốc doanh, coi trọng hơn khu vực tư nhân, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển các ngành kinh tế - công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin và các ngành dịch vụ mới.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ, THƯƠNG MẠI, NĂNG LƯỢNG Tác giả: PGS,TS Lê Văn Toan Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI đã đạt được những thành tựu nổi bật trên rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng. Từ thực trạng quan hệ Việt - Ấn và tác động của môi trường khu vực, nhất là xu thế cạnh tranh chiến lược phức tạp ở châu Á - Thái ... |