BIÊN MỤC MÔ TẢ TRONG NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN
(Hết hàng)
Tác giả: ThS. Lê Ngọc Oánh - ThS. Nguyễn Thị Trúc Hà Thể loại: Giáo trình Cao đẳng - Đại học ISBN: 8935217110599 Xuất bản: 8/2019 Trọng lượng: 580 gr NXB: Thông tin và truyền thông Số trang: 404 trang - khổ: 16 x 24 cm Giá bìa: Giá bán: 116,250 đ |
|
Cuốn sách này khơi nguồn từ hai giáo trình BIÊN MỤC MÔ TẢ I và BIÊN MỤC MÔ TẢ II dành cho việc giảng dạy sinh viên khoa Thư viện - Thông tin học của trường Đại học Sài Gòn từ năm 2006 - 2015. Đến nay, tài liệu này đã được tu chỉnh, bổ sung và khai triển một cách hoàn chỉnh, hợp nhất thành một tài liệu duy nhất lấy tên là Biên mục Mô tả trong Nghiệp vụ Thư viện, có thể dùng cho những người mới tham gia vào công tác kỹ thuật nghiệp vụ tại các thư viện, những nhân viên biên mục của thư viện, sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành thông tin - thư viện.
Cuốn sách trình bày các quy tắc cơ bản của việc mô tả tài liệu thư viện, nhằm thiết lập một mục lục (danh mục) tài liệu mà một thư viện hay một hệ thống thư viện sở hữu để độc giả có thể tra tìm. Nội dung cuốn sách được chia làm 2 phần: Phần 1: Mô tả thư tịch gồm 7 chương; Phần 2: Tiêu đề, nhan đề đồng nhất và các tham chiếu gồm 8 chương. Mỗi chương được kết cấu thành 3 mục:
Về mỗi vấn đề, sau khi trình bày các trọng điểm, các tác giả đã trích dẫn các quy tắc AACR2 áp dụng cho vấn đề, lấy trong bản dịch tiếng Việt của Bộ Quy tắc Biên mục Anh - Mỹ Rút gọn, 1988 của hai dịch giả Lâm Vĩnh Thế và Phạm Thị Lệ Hương do Hội Hỗ trợ thư viện và Giáo dục Việt Nam (Library Education Assistance Foudation for Vietnam - LEAF - VN) xuất bản năm 2002. Những ví dụ để minh họa cho mỗi quy tắc trên được trích dẫn từ nguyên tắc The Concise AACR2 1988 Revision thường là bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, nhan đề của những tài liệu lấy làm ví dụ bằng tiếng Anh cũng được dịch ra tiếng Việt để trong ngoặc vuông ([]) dưới mỗi ví dụ, để độc giả người Việt nắm được ý nghĩa của các ví dụ minh họa cho các quy tắc.
Dưới các ví dụ bằng tiếng Anh của nguyên tác minh họa cho từng quy tắc, các tác giả cũng mạn phép thêm vào một số ví dụ bằng tiếng Việt của một số tác phẩm Việt ngữ. Các ví dụ tiếng Việt thêm vào này giữ nét chữ đứng chứ không dùng chữ in nghiêng cho các ví dụ của nguyên tắc.
Tiếp theo phần trình bày các quy tắc AACR2 là phần trình bày các trường của dạng thức MARC21 ứng dụng cho việc mô tả trực tuyến các vấn đề mô tả trên.
Mã trường chỉ thị và các mã trường con của nó cũng dựa vào phần tóm tắt các trường mô tả của tài liệu MARC21 Rút gọn cho Dữ liệu thư mục của Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia soạn thảo và xuất bản tại Hà Nội năm 2005. Sau phần trình bày này là các ví dụ bằng tiếng Việt. Đa số các ví dụ này được các tác giả tham khảo trong ấn bản điện tử: CẨM NANG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ QUY TẮC BIÊN MỤC ANH MỸ RÚT GỌN, 1988 của hai soạn giả Phạm Thị Lệ Hương và Ngọc Mỹ Guidarelli do Hội LEAF - VN xuất bản năm 2004.
Cuối mỗi chương của cuốn sách là phần bài tập được tham khảo từ cuốn cẩm nang trên. Các bài tập này tập trung vào việc mô tả các tài liệu, hầu hết là các tài liệu Việt ngữ. Trong mỗi bài tập, kể từ Chương 5, học viên được cung cấp phóng ảnh trang nhan đề của tài liệu và các dữ liệu cho sẵn về các yếu tố mô tả vật chất, các phụ chú về tài liệu, v.v… Mỗi bài tập được yêu cầu trình bày dưới dạng phiếu mục lục thủ công theo các quy tắc AACR2 trước tiên, sau đó trình bày trên biểu ghi trực tuyến theo dạng thức MARC.
Ngoài ra, trong cuốn sách các tác giả có thay đổi một số thuật ngữ chuyên ngành tiếng Việt cho phù hợp với ngữ cảnh của tài liệu tiếng Anh và tiếng Pháp mà phương Tây dùng, giúp cho các độc giả Việt Nam hiểu rõ vấn đề hơn.
Cuốn sách sẽ là tài liệu quý được đông đảo bạn đọc đón nhận trong đó có những người làm công tác thư viện, đặc biệt là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Thông tin - Thư viện.
Minh Khai trân trọng giới thiệu
|