GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ
(Hết hàng)
Tác giả: Học viện Tư pháp Thể loại: Giáo trình Cao đẳng - Đại học ISBN: 8935219802966 Xuất bản: 3/2016 Trọng lượng: 650 gr NXB: Tư Pháp Số trang: 500 trang - khổ: 16x24 cm Giá bìa: Giá bán: 78,400 đ |
|
Cuốn GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG CHUYÊN SÂU CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ được biên soạn và xuất bản dùng cho chương trình đào tạo Luật sư 12 tháng - Phần đào tạo kỹ năng chuyên sâu. Cuốn giáo trình được xây dựng trên các nguyên tắc căn bản: (i) Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức và chuẩn đầu ra của chương trình khung đào tạo Luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và Chương trình môn học kỹ năng của Luật sư trong việc giải quyết các vụ việc dân sự do Giám đốc học viện Tư pháp ban hành; (ii) Đảm bảo sự kết nối không trùng lặp với kỹ năng cơ bản đã được soạn thảo trong Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự (Giáo trình được tái bản có chỉnh lý, bổ sung dùng cho đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư do NXB Tư pháp xuất bản năm 2013). (iii) Tiếp cận nội dung nghiên cứu sâu từ góc độ kỹ năng nghề nghiệp đặc thù của Luật sư ở giai đoạn tham gia thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, tương ứng với một số loại án điển hình và phổ biến. Nội dung giáo trình được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết kỹ năng đặc thù của án và các luật nội dung chuyên sâu, tố tụng đặc thù liên quan đến các tranh chấp, lựa chọn một số tình tiết vụ án là ví dụ điển hình để phân tích, minh chứng, đúc kết thành lý thuyết kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư. Giáo trình này cũng là tư liệu tốt để các nhà khoa học, những người làm công tác thực tiễn tham khảo trong nghiên cứu để có thể tìm hiểu có chiều sâu, toàn diện các quy định của pháp luật trong thực tiễn hành nghề, vận dụng các kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong tranh tụng dân sự.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |
THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (SÁCH CHUYÊN KHẢO) Tác giả: TS. Đặng Thanh Hoa Mục II.2.1 Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (NQ49/TW) đã chỉ rõ quan điểm về việc xây dựng thủ tục rút gọn: “...Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. Mục I.2.2 và Mục ... |