DE GAULLE VÀ VIỆT NAM (1945 - 1969)
(Hết hàng)
Tác giả: PIERRE JOURNOUD. Người dịch: Lê Hồng Phấn, Hoàng Thị Hằng, Bùi Thị Hệ. Hiệu đính: Dương Văn Quảng. Giới thiệu: Phạm Quang Minh Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 8935220570250 Xuất bản: 4/2019 Trọng lượng: 1050 gr NXB: Đại Học Sư Phạm Số trang: 560 trang - khổ: 24 x 16 cm Giá bìa: Giá bán: 247,000 đ |
|
Giáo sư Pierre Journoud hiện là giáo sư lịch sử đương đại tại trường Đại học Paul- Valéry Montpellier, đồng thời là thành viên của Trung tâm Lịch sử châu Á đương đại, thuộc Đại học Paris I Panthéon Sorbonne. Là chuyên gia về quan hệ quốc tế đương đại ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, và cụ thể hơn, về quan hệ của nước Pháp với khu vực này kể từ sau Thế Chiến thứ 2, Giáo sư Pierre Journoud đã cho ra đời các tác phẩm như : De Gaulle et le Vietnam (De Gaulle và Việt Nam :1945-1969) ; La réconciliation (tạm dịch : Hòa giải; do nhà xuất bản Tallandier ấn hành vào năm 2011, bản dịch tiếng Việt do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hang năm 2019); Paroles de Dien Bien Phu. Les survivants témoignent (tạm dịch : Hồi ức Điện Biên Phủ: Các nhân chứng lên tiếng); do nhà xuất bản Tallandier ấn hành vào năm 2004 và tái bản năm 2012). Qua hai cuộc chiến tranh liên tiếp nổ ra ở trên bán đảo Đông Dương từ năm 1945 đến năm 1975, chiến tranh Đông Dương với người Pháp, rồi đến chiến tranh với người Mĩ - Pierre Journoud đã tiến hành mổ xẻ một vài ý tưởng tiếp nhận được. Không, Hoa Kì không làm tất cả để hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương sau năm 1954. Không, tướng de Gaulle không phải là người chống Mĩ thô thiển và không chỉ bằng lòng lên án bằng lời nói hành động can thiệp quân sự của Mĩ, như trong bài diễn văn của ông đọc tại Phnom Penh ngày 01/9/1966. Phương thức ngoại giao công khai và bí mật của ông, cũng như hành động kín đáo của một số người Pháp theo hướng ủng hộ hậu thuẫn hòa bình là một vài trong số những điều được tiết lộ nội dung trong số những phát hiện mà cuốn sách mới mẻ này sẽ tiết lộ. Qua lăng kính của cuộc đối thoại giữa người Pháp và người Mĩ, những tác nhân chủ yếu và gần như hiện diện suốt trong giai đoạn lịch sử này, tác giả giúp làm cho chúng ta hiểu rõ những mối quan hệ Pháp - Việt, từ hiểu lầm ban đầu cho đến khi hòa giải. Là thành quả của một công trình nghiên cứu đồ sộ, cuốn sách này đưa ra một suy ngẫm độc đáo về quá trình "giải thuộc địa phi thực dân hóa tinh thần" của tướng de Gaulle, và xa hơn nữa, là qua đó về toàn bộ chính sách đối ngoại của ông.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |