SỬ KÝ - PHẦN II: LIỆT TRUYỆN (HẠ)
(Hết hàng)
Tác giả: Tư Mã Thiên. Người dịch: Phạm Văn Ánh Thể loại: Lịch sử - Địa lý ISBN: 8935235211339 Xuất bản: 2/2017 Trọng lượng: 610 gr NXB: Văn học Số trang: 430 trang - khổ: 15.5x20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 112,500 đ |
|
SỬ KÝ là tác phẩm sử học lớn nhất của Trung Hoa và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Đặc biệt hơn nữa, SỬ KÝ từ lâu còn được coi là một trong những tác phẩm văn học lớn của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm 2.000 năm từ Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế. Công trình này là nền tảng cho các phát triển sau này trong sử học Trung Hoa. SỬ KÝ là một tác phẩm cực kỳ đồ sộ, tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, chia làm nhiều phần gồm: Bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện; trong đó phần bản kỷ có 12 thiên, biểu có 10 thiên, thư có 8 thiên, thế gia có 30 thiên, liệt truyện 70 thiên; tất cả tập họp lại thành một thế giới bao la rợn ngợp! SỬ KÝ lớn lao như vậy, nhưng đọc hiểu đã khó, phiên dịch còn khó hơn, do viết bằng thứ Hán văn cổ đã quá xa với tư duy ngôn ngữ hiện đại: ngay ở Trung Quốc hay Đài Loan hiện tại cũng cần có nhiều bản dịch ra tiếng Trung hiện đại để độc giả có thể tiếp cận. Ở Việt Nam, tuy trước nay có một số bản dịch Sử ký đã được xuất bản, như bản dịch Sử ký của Nhượng Tống, do Tân Việt xuất bản năm 1944, bản dịch Sử Ký của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, do Lá Bối in năm 1972, hay bản dịch Sử ký của Phan Ngọc, do nhà Văn học in năm 1971, song tất cả đều là bản dịch hoặc có tính nhập môn giới thiệu sơ lược, hoặc là bản dịch tuyển chọn lại, không đầy đủ. Đây là lần đầu tiên, Sử ký được dịch trọn vẹn ở Việt Nam. Mời bạn đọc xem một trích đoạn trong TRUYỆN BIỂN THƯỚC: “Biển Thước sang Tề, Tề Hoàn hầu coi ông như khách. Biển Thước vào triều kiến, nói: ‘Ngài có bệnh ở da, không chữa bệnh sẽ thêm nặng.’ Hoàn hầu nói: ‘Quả nhân không có bệnh.’ Biển Thước đi khỏi, Hoàn hầu bảo tả hữu rằng: ‘Thầy thuốc hám lợi, định lấy người không bệnh ra chữa để kể công’. Năm ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến, nói: ‘Ngài có bệnh ở mạch máu, không chữa e càng thêm nặng.’ Hoàn hầu nói: ‘Quả nhân không có bệnh’. Biển Thước ra về, Hoàn hầu không vui… Năm ngày sau, Biển Thước lại vào gặp, vừa thấy Hoàn hầu liền bỏ chạy. Hoàn hầu sai người hỏi nguyên do, Biển Thước nói: ‘Bệnh ở da, dùng thuốc chườm còn kịp; vào đến mạch máu, dùng kim châm còn kịp… Nay bệnh đã vào đến xương tủy, thần không xin được chữa nữa.’ Năm ngày sau, Hoàn hầu đổ bệnh, sai người triệu Biển Thước, Biển Thước đã trốn đi. Thế rồi Hoàn hầu liền chết. Giả sử thánh nhân đoán trước được bệnh, có thể sai thầy giỏi chữa trị sớm, bệnh sẽ qua khỏi, giữ được mạng sống. Người ta có điều tức tối, nên bệnh tật nhiều; còn thầy thuốc có điều tức tối, cách chữa bệnh ít. Do đó bệnh có sáu dạng không chữa được: Kiêu ngạo phóng túng không bàn đạo lý, là bệnh thứ nhất không chữa được; coi nhẹ thân mình xem trọng của cải, là bệnh thứ hai không chữa được; ăn mặc vô độ không có chừng mực, là bệnh thứ ba không chữa được; âm dương hỗn loạn, khí tạng bất ổn, là bệnh thứ tư không chữa được; thân mình gầy yếu không dùng nổi thuốc, là bệnh thứ năm không chữa được; tin vào đồng cốt không tin thầy thuốc, là bệnh thứ sáu không chữa được. Có một trong các chứng đó, thì vô cùng khó chữa.”
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |
SỬ KÝ - PHẦN I: BẢN KỶ Tác giả: Tư Mã Thiên. Dịch giả: Trần Quang Đức SỬ KÝ là tác phẩm sử học lớn nhất của Trung Hoa và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Đặc biệt hơn nữa, SỬ KÝ từ lâu còn được coi là một trong những tác phẩm văn học lớn của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm 2.000 năm từ ... |
SỬ KÝ - PHẦN II: LIỆT TRUYỆN (THƯỢNG) Tác giả: Tư Mã Thiên. Người dịch: Phạm Văn Ánh SỬ KÝ là tác phẩm sử học lớn nhất của Trung Hoa và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Đặc biệt hơn nữa, SỬ KÝ từ lâu còn được coi là một trong những tác phẩm văn học lớn của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm ... |