QUAN VÀ LẠI Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM MỘT BỘ MÁY HÀNH CHÍNH TRƯỚC THỬ THÁCH (1820-1918)
(Hết hàng)
Tác giả: Emmanuel Poisson. Người dịch: Đào Hùng - Nguyễn Văn Sự Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 8935235215979 Xuất bản: 5/2018 Trọng lượng: 670 gr NXB: Tri Thức Số trang: 562 trang - khổ: 15 x 24 cm Giá bìa: Giá bán: 114,750 đ |
|
Điều mà công trình nghiên cứu này (QUAN VÀ LẠI Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM MỘT BỘ MÁY HÀNH CHÍNH TRƯỚC THỬ THÁCH (1820-1918)) gợi lên mạnh mẽ, rốt cùng là tính tự trị vững chắc của các xã hội Đông Á ở buổi đầu thế kỷ XX và trước đó nữa, cũng như việc các hệ thống quan lại - ngay cả trong thời đại hiện đại hoá tương đối của chế độ thuộc địa (mà có lẽ người ta không nên đánh giá thấp) - có khả năng tiếp nhận những đòi hỏi, những áp lực, những mưu toan ở mức vi mô, vô vàn lợi ích và sự giằng xé của những xã hội nông dân vẫn sống động và nói chung, những xã hội dân sự theo kiểu cũ. Những người đứng đầu nhà nước – kể cả nhà nước thuộc địa - thường xuyên chạy theo hai nguy cơ nhìn thấy xã hội bị tuột khỏi tay mình hay bị vô hiệu hoá từ bên trong công cụ chỉ đạo, và vận hành trống không như trong trường hợp khủng hoảng nặng nề vào thời Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX, hay muộn hơn vào năm 1930-1931 và năm 1944-1945. Các nhà nước nhìn bề ngoài có vẻ như chuyên chế, nhưng lại như là bị cầm tù, nhiều khi kiệt sức vì phải huy động các xã hội ít được thể chế hoá, luồn lách, phản ứng hay chống lại một cách thụ động. Mặc cho sức mạnh và tính duy lý cao, nhà nước thuộc địa cũng bị cầm tù trong các màng lưới của chế độ quan lại và thuộc lại, nơi tiết ra áp lực của nông thôn. Đương nhiên không nên quan trọng hoá tầm vóc của sự lệ thuộc tiềm ẩn đó: nhà nước thuộc địa vẫn làm chủ sự điều hành lịch sử và việc quyết định đường lối cũng như không ngừng can thiệp vào sự phát triển của xã hội, đặt áp lực lên nó. Tuy không nắm giữ tất cả quyền lực, các quan vẫn là những người cung cấp tin không thể thiếu của nhà nước đó, những người thừa hành hiểu biết, đôi khi là những cố vấn, thực chất và phần đông là những người phụ thuộc nhưng cùng quyết định. Những nhà nước đó không nên được xem như là ngưng trệ mà là tự cải cách, với hai trách nhiệm hữu cơ - tất nhiên nó đảm đương với thành công ít hay nhiều tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử - là hiện đại hoá xã hội và hiện đại hoá công việc hành chính, cả hai cái đều không thể tách rời. Cuốn sách này cho thấy sự lo toan của chính quyền để hoàn thiện không ngừng khả năng huy động xã hội bên dưới, không phải chỉ bắt đầu dưới thời thuộc địa. Cải cách hành chính là mối quan tâm thường xuyên đối với các vua Việt Nam trong thế kỷ XIX. Nó được chuyển sang cho các công chức Pháp của Nhà nước Bảo hộ, bản thân họ đã đến với sứ mệnh khai hoá, đặc biệt trong 20 năm đầu của thế kỷ XX, trong thời gian đó cải cách quan chế là đề tài nổi bật vì nó quyết định việc chế độ thực dân có nắm được hay không nền thuộc địa. Quả thật tại Đông Dương thuộc Pháp, vào hạ tuần của một biến động lịch sử chưa từng có, chế độ quan trường vẫn liên tục phát triển, đặc biệt trong cách thức cai trị xã hội. Nền thuộc địa rõ ràng đã thắng thế, nhưng để quản lý nó vẫn buộc phải uỷ quyền cho hệ thống quan lại. Nó cũng cần đến sự hợp tác với quan lại triều đình (ít nhất là đến những năm 1920), và điều đó không phải là theo một hướng duy nhất. Phải chăng chúng ta còn phải nhấn mạnh rằng sự vận hành kéo dài của quan trường trong hai khu vực bảo hộ của Đông Dương thuộc Pháp là Bắc Kỳ và Trung Kỳ, là trường hợp duy nhất ở Đông Á? Phải chăng đây là trường hợp quan trường lớn duy nhất ở châu Á đã được duy trì, dù cho xấu tốt thế nào chăng nữa, không chỉ ở chóp bu mà cả trong từng tế bào xã hội cho đến khi nó bị thủ tiêu hoàn toàn với sự tan rã của cuộc chiếm đóng Nhật Bản và của cách mạng năm 1945? Nó có được thay thế không? Chính ở những câu hỏi mạnh mẽ này mà cuốn sách quan trọng này được khép lại.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |