TRIẾT HỌC NGHỆ THUẬT CỦA HEIDEGGER
(Hết hàng)
Tác giả: Julian Young. Người dịch: Như Huy. Hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn Thể loại: Triết - Chính trị - Quân sự - Nhà nước ISBN: 8935235224926 Xuất bản: 1/2020 Trọng lượng: 430 gr NXB: Thế giới Số trang: 374 trang - khổ: 20.5 x 14 cm Giá bìa: Giá bán: 120,000 đ |
|
“Nghệ thuật là gì?”, theo cách truyền thống, các triết gia đã trả lời câu hỏi này bằng cách tập trung vào kẻ sáng tạo nghệ thuật (như Nietzsche), hoặc vào kẻ tiếp nhận nghệ thuật (như Kant và Schopenhauer), và rồi từ các điểm nhìn đó họ suy ra bản chất của tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, Heidegger không chọn hai cách tiếp cận trên vì theo đó bản chất của nghệ thuật hoá ra lại là một trạng thái tâm lý học và triết học nghệ thuật sẽ bị thoái triển thành “mỹ học”. Mà nền tảng tối hậu cho mỹ học, quan điểm thẩm mỹ về nghệ thuật chính là sự thống trị hoàn toàn của lý tính, sự chiến thắng chung cuộc của quan điểm rằng khoa học và chỉ khoa học mới có thể đạt tới chân lý. Trong khi theo Heidegger, nghệ thuật đóng vai trò là một trong những thể điệu làm cho “chân lý xảy ra”, chân lý tự thiết lập, chân lý tự-thiết định-thành-tác phẩm. Từ đó, ông cho rằng nghệ thuật hiện đại đang thực sự hiện hữu trong một khí quyển lý thuyết tồi, có thể giết chết nó. Ông muốn hủy giải bầu không khí đó bằng cách tái trình bày lý thuyết xưa cũ hơn về nghệ thuật của những triết gia trước thời Socrates, nhằm đưa nghệ thuật lớn quay lại. Chỉ khi nào nghệ thuật lớn quay lại, thì lúc đó “sự đối đầu chung quyết” với thời đại “suy mạt” - thời đại quy con người và vạn vật về “nguồn lực” - mới xảy ra. Chỉ riêng có nghệ thuật lớn mới cung cấp được thuốc giải cho thời đại ấy mà thôi.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |