(BC) TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM Ở BẮC KỲ
(Hết hàng)
Tác giả: Ngô Quý Sơn. Dịch giả: Phùng Hồng Minh Thể loại: Văn hóa - Du lịch ISBN: 8935235235281 Xuất bản: 9/2022 Trọng lượng: 320 gr NXB: Thế giới Số trang: 228 trang - khổ: 24 x 15.5 cm Giá bìa: Giá bán: 160,000 đ |
|
“Cuốn sách của Ngô Quý Sơn chủ yếu khảo tả các trò chơi phổ biến ở Bắc Bộ, cấu trúc đầu và cuối của một trò chơi diễn ra như thế nào, mà không đi sâu nghiên cứu lịch sử của nó, một việc có lẽ không thể làm được, vì trò chơi đã diễn ra tự nhiên qua đời này đời kia, không ai ghi chép thống nhất điều gì cả. Chúng tồn tại trong tâm trí trẻ con, trẻ con diễn xuất hằng ngày với chúng, không thắc mắc gì về chúng, coi như chúng sẵn có. Ngô Quý Sơn đưa ra một hệ thống về trò chơi của trẻ em Bắc Bộ như sau: Các trò chơi liên quan đến cơ thể, Các trò chơi dùng que, Các trò chơi dùng sỏi, Đánh đáo, Chơi diều, Các trò chơi may rủi và tìm kiếm, Các trò giải trí khác, Các trò ma thuật, Các trò dùng lời nói, Những trò ức hiếp diễu nhại, và cuối cùng là các bài đồng dao. Trong hệ thống này, chúng ta thấy có những trò chơi dễ, không cần học hỏi gì cả, không cần phương tiện, nhưng khá nhiều trò chơi cần thực tập, cần sự trợ giúp của người lớn (ví dụ chơi diều, soạn bài đồng dao nào đó có ý nghĩa), lại có thể nhìn nhận trò chơi với lứa tuổi, ví dụ chơi quay, chơi sáo diều cần có thể lực và lớn một chút. Những điều này cho thấy, trò chơi ở làng xã xưa có tính xã hội nhất định và được người lớn trong làng xã tham gia ít nhiều cùng con cái mình, còn trẻ thường tự chơi, cơ bản không hạn chế, không kiêng kỵ, không làm mất an toàn cho bản thân, vì cũng có nhiều trò có thể chấn thương (ví dụ chơi đu, chơi quay, chơi nhảy ngựa, chơi diều).
Trẻ em là đối tượng khá tự do của làng xã, chúng chưa có nhiều nhận thức và khả năng hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và văn hóa chung, chúng cũng được gia đình làng xã bao bọc như thế hệ tương lai, mặc dù sự giáo dục dưới góc độ Khổng giáo thường khá nghiêm khắc.
Cuốn sách cung cấp những tư liệu quý, cụ thể về các trò chơi của trẻ em Bắc Bộ thời cuối phong kiến, chuyển sang xã hội hiện đại, thời mà Ngô Quý Sơn có thể nghiên cứu được những sinh hoạt đó”. Phan Cẩm Thượng / 2022
Minh Khai trân trọng giới thiệu
|