BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI (TÁI BẢN)
(Hết hàng)
Tác giả: Jean-Jacques Rousseau. Người dịch: Hoàng Thanh Đạm Thể loại: Triết - Chính trị - Quân sự - Nhà nước ISBN: 8935270700232 Xuất bản: 3/2018 Trọng lượng: 300 gr NXB: Thế giới Số trang: 312 trang - khổ: 14 x 20.5 cm Giá bán: 125,000 đ |
|
BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp năm 1789. BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI gồm bốn quyển, mỗi quyển từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xảy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào chắc chắn và hợp tình hợp lý...” Trong cuộc hành trình này, Rousseau cũng như các nhà tư tưởng trước ông như Thomas Hobbes và John Locke đều bắt đầu từ nguyên thủy, nhận diện con người trong trạng thái thiên nhiên của nó. Mở đầu chương thứ nhất Rousseau viết: “Con người sinh ra được tự do, nhưng ở đâu họ cũng bị xiềng xích.” Đối với Rousseau, tự do là điều kiện thiết yếu để con người là một con người. Trong trạng thái thiên nhiên mỗi con người là chủ của chính mình, nhưng từng cá nhân một không thể chống chọi với thiên nhiên để tự tồn mà phải cùng chung sống với nhau hầu có đủ sức để sống còn. Từ xã hội sơ khai đầu tiên là gia đình, con người quần tụ thành những cộng đồng lớn hơn, nhưng trong cộng đồng lớn hơn này cần phải có luật lệ để điều hành trật tự sao cho phúc lợi và tự do của mỗi người vẫn được bảo đảm. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là “người” đặt ra những luật lệ này khi mỗi cá nhân đều bình đẳng như nhau? Rousseau phủ nhận mô thức chính quyền quân chủ do Grotius và Hobbes đề ra, và lý giải rằng một xã hội dân sự hợp lý, hợp tình chỉ có thể được tạo nên bởi sự thỏa thuận của mọi người tham gia. Hay nói một cách khác bởi một khế ước xã hội do mọi người cùng lập nên và mọi người phải tuân thủ. Rousseau viết: “Cái mà con người mất đi khi chấp nhận khế ước xã hội là sự tự do thiên nhiên và sự vô giới hạn trong những việc anh ta muốn làm và những gì anh ta muốn giữ khi chiếm được; bù lại cái mà anh ta nhận được là sự tự do trong văn minh và quyền sở hữu chính đáng những gì mà anh ta có”. “Người” có thẩm quyền làm ra luật để cai trị một cộng đồng lập nên bởi khế ước xã hội, theo Rousseau, không ai khác hơn là tất cả mọi người đồng trao quyền đó cho một con người nhân tạo gọi là “Hội đồng Tối cao” (sovereign) bao gồm tất cả mọi người; con người nhân tạo này khi được thành hình bởi khế ước xã hội có đời sống và ý chí riêng. Ý chí riêng của con người nhân tạo này là ý chí của cả tập thể, gọi là “ý chí tập thể” (general will) nhằm đạt tới cái tốt chung cho cả cộng đồng.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |
NHỮNG CUỘC CHINH PHẠT CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ (TÁI BẢN) Tác giả: Arrian. Người dịch: An Khánh Cuốn sách này thực sự là một tuyệt tác của Arrian, một sự bảo đảm vĩnh viễn cho danh tiếng của ông. Arrian đã nói rõ về tầm quan trọng của cuốn sách này đối với ông: "Tôi không cần tuyên bố danh tính của mình - mặc dù nó chưa từng được ai biết tới; tôi không cần ghi ... |
BÀN VỀ TINH THẦN PHÁP LUẬT (TÁI BẢN) Tác giả: Montesquieu. Người dịch: Hoàng Thanh Đạm BÀN VỀ TINH THẦN PHÁP LUẬT là tuyệt tác triết học của Montesquieu, một trong những tác phẩm vĩ đại trong lịch sử triết học chính trị và trong lịch sử luật học. Mục đích cuốn sách, như chính tác giả đã nêu, là: Trình bày những nguyên nhân quyết định nền pháp ... |
CỘNG HÒA (TÁI BẢN) Tác giả: Plato. Người dịch: Đỗ Khánh Hoan Ralph Waldo Emerson đã viết về Plato như thế này: “Plato chính là triết học, triết học chính là Plato. Ông không vợ, không con nhưng tất cả các nhà tư tưởng của tất cả các dân tộc văn minh đều là hậu duệ của ông. Biết bao nhiêu con người vĩ đại Tự nhiên đang không ngừng sản ... |
QUÂN VƯƠNG - THUẬT CAI TRỊ Tác giả: Niccolò Machiavelli. Người dịch: Vũ Thái Hà Đây là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều thế hệ chính trị gia và lãnh đạo trên thế giới. Cuốn sách nhỏ của Niccolò Machiavelli đã hội tự những nguyên tắc làm nền móng cho khoa học quản trị nói chung và chính trị học nói riêng. Người ta sẽ luôn đọc Quân vương ... |
NGÀY CUỐI TRONG ĐỜI SOCRATES (TÁI BẢN) Tác giả: Plato. Người dịch: Đỗ Khánh Hoan NGÀY CUỐI TRONG ĐỜI SOCRATES là một loạt bốn cuộc đối thoại, ghi lại những thời khắc cuối đời của Socrates và những lời biện giải đanh thép của ông khi bị Bồi thẩm đoàn của Hội đồng Thành quốc kết tột tử hình vì bị cho rằng ông đã hủ hóa thanh niên, coi thường thần linh mà thành quốc tin ... |