THỨC TỈNH - CON NGƯỜI THỨC NHƯNG CHƯA BAO GIỜ TỈNH
(Hết hàng)
Tác giả: Trần Đắc Khí Thể loại: Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh ISBN: 8935280906303 Xuất bản: 8/2020 Trọng lượng: 360 gr NXB: Hà Nội Số trang: 226 trang - khổ: 15.5 x 24 cm Giá bìa: Giá bán: 66,500 đ |
|
Con người thức nhưng chưa bao giờ tỉnh Họ sống nhưng chưa bao giờ sống Con người chưa bao giờ chết để sống Họ dành cả đời, sống để chết… Trần Đắc Khí tên thật là Trần Đắc Tuấn Khải, sinh ngày 31 tháng 03 năm 2005, học sinh trường chuyên Trần Đại Nghĩa, Hồ Chí Minh. Hành trình thức tỉnh của Đắc Khí được gieo những hạt giống đầu tiên từ năm 2017 sau khi mẹ cậu khởi động “hành trình về nhà” và liên tục phát triển bản thân với người thầy đáng kính Bob Proctor. Cậu bắt đầu tiếp cận với thế giới nội tâm vi diệu của mình qua những buổi coaching hay các lớp học cộng đồng của mẹ. Cậu cũng hứng thú tham gia vào việc dịch thuật nhiều tài liệu/video theo chủ đề từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Cậu giúp mẹ chuẩn bị cho các lớp học cộng đồng và vào lớp vừa hỗ trợ vừa nghe giảng. Từng việc làm một lặp đi lặp lại, từ từ đặt những viên gạch nền móng cho sự hiểu biết về năng lượng, tâm trí và vũ trụ của cậu. Sau đó cậu được trải nghiệm thiền tại Làng Mai của Sư Ông Thích Nhất Hạnh, kết nối với bản thân trong tĩnh lặng và ý thức. Hiểu biết và ý thức bắt đầu liên kết lại và tạo ra những bứt phá ngoạn mục. Cậu bắt đầu chủ động nghiên cứu đề tài này qua các cuốn sách nổi bật của Napoleon Hill, Osho, Bob Proctor và nhiều tác giả khác. Cậu cũng lùng sục và nghiền ngẫm các bài dạy của nhiều người danh tiếng trên YouTube. Ngày cậu bừng sáng với thức tỉnh là lúc cậu nhận ra tất cả những người vĩ đại cậu được học hỏi cuối cùng đều nói về một thứ: năng lượng, tâm trí và vũ trụ. Cậu đã kết nối và giải mã được các nguyên lý vận hành của chúng và bắt đầu sáng tạo. Dù chưa qua trường lớp bài bản nào về công nghệ thông tin, cậu đã dựng thành công website: https://giaiphapnhantai.com trong vòng 3 tháng. Tiếp theo cậu luyện tập nhiều hơn về thể chất và cách điều khiển hơi thở của mình. Cậu luôn có được kết quả cậu muốn vì cậu đã hiểu mọi thứ đều đã ở đây và cậu chỉ cần hòa nhập vào đúng tần số, làm công việc nội tâm thì kết quả chắc chắn xuất hiện. Những trải nghiệm sáng tạo tuyệt vời này đã thúc đẩy cậu viết, chia sẻ sự thật, trao quyền làm chủ cuộc đời mình cho từng cá nhân vì chúng ta đều có kho báu khổng lồ cùng các công cụ khai thác kho báu này bên trong mình rồi. Cuốn sách này sẽ không dạy bạn bất cứ điều gì cho đến khi bạn chấp nhận học từ nó, không một điều gì. Cuốn sách này sẽ không thêm vào đầu bạn bất cứ một chữ nào cho đến khi bạn chấp nhận học từ nó. Gió sẽ chẳng thổi vào nếu bạn vẫn đóng chặt cửa, nếu bạn vẫn ngoan cố tin vào những điều giả tạo. Cuốn sách này sẽ không dạy bạn bất cứ điều gì nhưng bạn có thể học mọi thứ từ nó, bất cứ điều gì bạn muốn. Có một vài điều cuốn sách này chẳng đề cập nhưng bạn vẫn có thể ngộ ra khi trải nghiệm nó, bất cứ điều gì bạn muốn. Học chưa bao giờ phụ thuộc vào hoàn cảnh, việc học diễn ra một cách tự nhiên. Bất cứ điều gì trong cả vũ trụ này đều diễn ra một cách tự nhiên; bất cứ điều gì trong cả vũ trụ này đều vận hành theo các quy luật. Tất cả đều do bạn quyết định, tất cả đều do bạn chấp nhận. Bạn sẽ không thể học bất cứ điều gì từ bất cứ ai hay bất cứ điều gì trong cả vũ trụ này nếu bạn không chấp nhận để người đó dạy bạn. “Dạy” không có thật, chỉ có “học” là hiện hữu. Bạn sẽ chẳng thể tận hưởng trọn vẹn bất cứ điều gì nếu như luôn nhốt mình vào nhà tù nhận thức, vào những điều bạn biết và không biết. Bạn sẽ chẳng thể tận hưởng trọn vẹn bất cứ điều gì nếu cứ đối chiếu chúng với những điều bạn đã tích lũy, vào những điều bạn thấy và không thấy. Nếu cứ nhìn hiện tại qua những điều bạn đã tích lũy, bạn chẳng sống. Nhìn hiện tại bằng cặp mắt “biết và không biết”, bạn đâu có nhìn hiện tại? Nhìn hiện tại bằng cặp mắt “biết và không biết”, chẳng phải bạn đang nhìn hiện tại qua đôi mắt của quá khứ? Nếu cứ nhìn hiện tại rồi lại xử lí hiện tại qua hệ thống thông tin mà bạn đã tích lũy, bạn chẳng hiện hữu, bạn chẳng sống. Bạn đang nhìn hiện tại qua lăng kính của chính mình; nếu như thế thì bạn đang nhìn lăng kính chứ đâu nhìn vào hiện tại, lăng kính của bạn bóp méo hiện tại, nếu như thế thì bạn đang tập trung vào lăng kính chứ đâu có nhìn hiện tại, lăng kính ngăn cách bạn với hiện tại, thế thì làm sao bạn có thể trải nghiệm hiện tại một cách trọn vẹn? Con người đã luôn nhìn về hiện tại qua đôi mắt của quá khứ. Chẳng phải hay sao? Chẳng phải bạn đã luôn nhìn hiện tại qua vô vàn điều bạn đã tích lũy hay sao? Chẳng phải bạn đã luôn so sánh, nhận xét và đánh giá hiện tại một cách giả tạo và sai lệch dựa trên vô tận điều bạn đã tích lũy hay sao? Chẳng phải bạn đã luôn nhìn nhận đau khổ và hạnh phúc dựa trên hàng chục năm kinh nghiệm sống của bạn hay sao? Chẳng phải bạn đã luôn nhìn nhận hiện tại, quá khứ và tương lai dựa trên hàng vạn khoảnh khắc mà bạn đã trải qua hay sao? Dù chúng có giả tạo và sai lệch, đó vẫn là cách niềm tin của bạn hình thành. Dù chúng có lạc lối và bế tắc, đó vẫn là cách nhà tù nhận thức, lăng kính giả tạo của bạn được hình thành. Chẳng phải những điều bạn biết và không biết đã luôn giới hạn cuộc đời bạn hay sao? Bất cứ hoạt động diễn ra trong đời bạn, chẳng phải đều dựa trên quá khứ bạn đã trải qua hay sao? Chẳng phải bạn đã dành cả đời trải nghiệm quá khứ, chứ đâu phải hiện tại? Chẳng phải bạn đã dành cả đời trải nghiệm những điều giả tạo bạn biết và không biết, chứ đâu trải nghiệm những điều thật sự đang hiện hữu? Chẳng phải bạn đã luôn nhìn nhận những người bạn quen biết trên đôi mắt bạn đã tích lũy về họ? Chẳng phải bạn đã luôn ngồi trong “nhà tù” nhận thức và nhìn qua song sắt? Chẳng phải bạn đã luôn tự giới hạn bản thân ở các quan điểm và góc nhìn để chẳng thấy những gì bạn không thấy? Ngồi trong nhà tù của sự bế tắc, con người nhìn qua song sắt và thấy những người tự do. Ngồi trong nhà tù của sự bế tắc, con người nhận định những người tự do là bất khả, là hi hữu, là chẳng tự nhiên, là phải được tìm kiếm. Ngồi trong nhà tù của sự đau khổ, con người nhận định những người hạnh phúc là thần kinh, là hiếm có, là phần tử không nên hiện hữu? Thoát khỏi nhà tù nhận thức của chính bạn và nhìn hiện tại như những gì nó hiện hữu. Bạn thấy gì? Đập vỡ lăng kính của chính bạn và nhìn hiện tại như những gì nó hiện hữu. Có như thế thì bạn mới tận hưởng hiện tại chứ không phải góc nhìn của mình hay bất cứ góc nhìn giả tạo nào khác. Có như thế thì bạn mới đắm mình trong hiện tại chứ không phải sự bó hẹp của mình, không còn bị giới hạn ở bất cứ quan điểm nào. Con người nhìn về hiện tại nhưng lại luôn đối chiếu với những điều họ tích lũy ở quá khứ một cách vô thức. Nếu như thế thì họ đang nhìn hiện tại hay quá khứ? Nếu như thế thì họ đang tận hưởng những điều hiện hữu hay sự giả tạo? Vứt hết những điều bạn cho là đúng, những điều bạn nghĩ là sai. Điều gì là đúng, điều gì là sai? Đó chỉ là góc nhìn hạn hẹp của bạn, thứ rào cản ngăn cách bạn với sự hiện hữu. Chỉ có góc nhìn là bế tắc, bạn không thấy đâu phải là nó không hiện hữu. Nếu vẫn bị giới hạn trong nhà tù nhận thức của mình, bạn đâu có hiện hữu, bạn bế tắc. Hạnh phúc không đến với những kẻ bế tắc, hạnh phúc đến với những người hiện hữu. Những điều bạn cho là đúng hoặc sai đã luôn giam hãm bạn trải nghiệm hiện tại thật sự. Dẫu cho hiện tại hiện hữu là một nhưng bạn thấy là hai thì nó sẽ là hai, bạn trải nghiệm hai chứ đâu có trải nghiệm một? Nếu như thế thì rõ ràng bạn đâu tận hưởng hiện tại, khi điều bạn trải nghiệm là sự giả tạo, được cải biên thông qua lăng kính giả tạo của chính bạn. Những điều bạn “thấy” đang ngăn cách bạn trải nghiệm, tại sao phải “thấy”? Những điều bạn “thấy” đang tống cổ bạn vào nhà lao quá khứ. Tại sao phải “thấy”? Những điều bạn “thấy” đang tự giới hạn bạn vào những góc nhìn hạn hẹp. Tại sao phải “thấy”? Trải nghiệm. Con người không trải nghiệm hiện tại một cách chân thật, nhưng khoảng trống này cần phải được bù đắp, bằng những điều mà họ “biết”. […] Việc học chỉ hiện hữu ở hiện tại. Bạn không học cho quá khứ hay tương lai, việc học diễn ra ở hiện tại. Bạn không học vì quá khứ hay tương lai, bạn học vì hiện tại. Thật sự chú tâm và tận hưởng việc học ở hiện tại. Bạn không học để che lấp quá khứ hay cải thiện tương lai, để làm gì cơ chứ? Chẳng quan trọng, chẳng tác động đến hạnh phúc của bạn! Bạn học đơn giản vì hiện tại, vì sự hiện hữu. Học là một quá trình chuyển hóa nội tâm, học luôn là một quá trình tận hưởng. Trải nghiệm quá trình và đừng mong chờ kết quả, kết quả rồi sẽ đến, kết quả chỉ là một phần của con đường. Trải nghiệm con đường và kết quả sẽ đến. Nhưng bạn không mong chờ kết quả, bạn tận hưởng con đường. Con đường bao gồm kết quả và kết quả đã luôn thuộc con đường. Trải nghiệm con đường, bạn trải nghiệm kết quả nhưng nếu trải nghiệm kết quả, bạn trải nghiệm sự giả tạo. Phải có con đường thì kết quả mới hiện hữu vì kết quả cũng chỉ thuộc con đường. Hãy tận hưởng quá trình học diễn ra trong bạn, tận hưởng thật sự từng giây phút. Học một cách nhẹ nhàng, từ tốn; học một cách chân thật, tận hưởng. Bạn không học vì quá khứ hay tương lai, quá trình học diễn ra ở hiện tại. Hãy tận hưởng điều đó, tận hưởng từng giây phút ở con đường. Đừng cố hiểu những điều bạn đọc, đang đọc hay sẽ đọc, hãy chỉ tận hưởng những điều bạn đọc. Đừng cố vận dụng những điều bạn đã tích lũy, hãy buông bỏ chúng. Chỉ nhìn vào hiện tại và trải nghiệm hiện tại. Phân tích, so sánh và chọn lọc chỉ mang đến phiền não. Hãy chỉ trải nghiệm và tận hưởng trải nghiệm một cách thật sự chân thật, một cách thật sự trọn vẹn.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |