ISAAC NEWTON - NHỮNG THIÊN TÀI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI
(Hết hàng)
Tác giả: Lý Hương Linh (biên soạn) Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 8935945048744 Xuất bản: 7/2018 Trọng lượng: 170 gr NXB: VĂN HÓA - VĂN NGHỆ TPHCM Số trang: 58 trang - khổ: 20 x 20 cm Giá bìa: Giá bán: 54,750 đ |
|
- Newton sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727. - Ông là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. - Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). - Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu. - Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. - Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein. Newton đối với khoa học thì chuyên cần nhưng trong sinh hoạt lại là người vô tâm, hay quên, ông thường làm việc quên cả ăn. Có một lần Newton mời bạn đến nhà ăn cơm. Bạn đến cơm canh đã bày ra, nhưng Newton vẫn miệt mài trong phòng thí nghiệm, bạn ông không quấy rầy ông, đợi lâu mà vẫn chưa thấy ông ra, liền tự động ăn một chú gà quay trước, bỏ xương trong mâm rồi ngồi vào ghế thiu thiu ngủ. Mãi sau Newton bước ra, mồ hôi nhễ nhại, gọi bạn dậy và xin bạn lượng thứ; rồi đi tới bàn ăn đã được chuẩn bị ăn. Khi nhìn thấy xương để trong mâm và bát đã dùng, ông vò đầu cười nói: - “Ôi thì ra mình đã ăn rồi, tôi vẫn cứ tưởng là mình chưa ăn!”. Đứng bên cạnh, thấy vậy bạn ông đã cười vang. Có một lần Newton xuống bếp tự làm bữa sáng, ông đun một nồi nước chuẩn bị luộc trứng. Nước vẫn chưa sôi, xem ra Newton có phần sốt ruột, rồi bắt đầu nghĩ đến một vấn đề khoa học, quá trình tập trung ông quên luôn chuyện đang đun nước. Lúc này nước đã sôi sùng sục, nước bốc hơi mù mịt, thuận tay ông thả luôn vật để bên cạnh vào nồi. Nửa tiếng sau ông mới bừng tỉnh, nhớ việc đang làm trong bếp: “Trứng gà chắc đã chín rồi”. Ông mở vung nồi thì thấy trong nồi không phải là trứng mà là chiếc đồng hộ đeo tay của ông. Một buổi chiều đẹp trời, Newton định cưỡi ngựa vào rừng có việc, ông lấy yên ngựa và đi dắt ngựa. Vừa dắt ngựa bỗng nghĩ đến một vấn đề khoa học. Dây ngựa trong tay, ông buông ra lúc nào cũng không hay, cứ thế vác yên ngựa vừa đi vừa nghĩ. Lúc thì cúi đầu im lặng, lúc thì giơ tay vẽ vẽ vào không trung, cứ như người lẩn thẩn vậy. Khi ông đi đến đỉnh núi bỗng thấy mệt quá và muốn cưỡi ngựa, nhưng con ngựa không biết đã chạy đi chốn nào rồi. Một ngày mùa nọ, Newton ngồi gần lò sưởi suy nghĩ vấn đề gì đó. Vì quá tập trung, nóng quá cũng không biết nữa, tay áo bên phải của ông đã có mùi khét, bốc khói đen, mùi nồng nặc mà ông vẫn không phát hiện ra có chuyện gì xảy ra. Người nhà chạy vào sợ quá hét toáng lên, lúc đó Newton mới biết tay áo mình bị cháy. Tại sao Newton lại đãng trí thế? Vì ông quá say sưa với khoa học, tất cả dành cho công việc, quên hết mọi việc quanh mình. Không có tinh thần nghiên cứu khoa học say sưa như vậy thì làm sao có thể trở thành nhà khoa học lớn được?
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
NIELS HENRIK DAVID BOHR - NHỮNG THIÊN TÀI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI Tác giả: Lý Jương Linh (biên soạn) * Niels Henrik David Bohr (7 tháng 10 năm 1885 - 18 tháng 11 năm 1962) là nhà vật lý học người Đan Mạch. * Ông đã có những đóng góp nền tảng về lý thuyết cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử sơ khai. * Niels Henrik David Bohr nhận Giải Nobel Vật lý năm 1922. * Bohr còn là ... |
ANH EM NHÀ WRIGHT - NHỮNG THIÊN TÀI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI Tác giả: Nguyễn Anh Đạt (biên soạn) Hầu hết trong số chúng ta ai cũng biết tới máy bay - phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hoá quen thuộc ngày nay. Nhưng có ai trong các bạn từng chú tâm tìm hiểu ai là người đã phát minh ra cỗ máy kì diệu này không? Bật mí cho các bạn luôn nhé, người ... |
MARIE CURIE - NHỮNG THIÊN TÀI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI Tác giả: Nguyễn Anh Đạt (Biên soạn) * Marie Sktodowska-Curie (1867 - 1934) là nhà vật lý và hóa học người Ba Lan - Pháp, nổi tiếng với việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. * Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học. * Marie Curie là giảng ... |
ALFRED NOBEL - NHỮNG THIÊN TÀI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI Tác giả: Đào Anh Tài (biên soạn) * Alfred Bernhard Nobel sinh ngày 21 tháng 10 năm 1833 mất ngày 10 tháng 12 năm 1896). * Ông là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, nhà sản xuất vũ khí, người phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và một triệu phú người Thụy Điển. * Ông dùng tài sản của mình để sáng lập ra ... |
JEAN HENRI FABRE - NHỮNG THIÊN TÀI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI Tác giả: Đan Anh Tài (biên soạn) Sinh năm 1823 tại Saint-Léons nước Pháp. - Cha đẻ của ngành côn trùng học. - Từng bị chê ngốc nghếch. - Phải đi bán chanh, làm bốc vác cho công trường để kiếm sống. - Đỗ thủ khoa, được cấp học bổng vào trường Đại học Sư phạm Apriông. - Nhà côn trùng học Jean Henri Fabre đã quan sát ... |
ALEXANDER FLEMING - NHỮNG THIÊN TÀI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI Tác giả: Đan Anh Tài (Biên soạn) * Alexander Fleming (6 tháng 8 năm 1881 - 11 tháng 3 năm 1955) là một bác sĩ, nhà sinh học và đồng thời là một nhà dược lý học người Scotland. * Ông được coi là người mở ra kỉ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học. * Ông đã được trao giải thưởng Nobel về y học năm 1945 cùng với Ernst Boris ... |
JAMES WATT - NHỮNG THIÊN TÀI LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI Tác giả: Lý Phương Linh (biên soạn) - Jame Watt sinh năm 1736 mất năm 1819, ông là nhà phát minh người Scotland. - Watt chính là người đã có những cải tiến mạnh mẽ về máy hơi nước, đặt nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp. - Năm 1763, Watt đã nhận ra mô hình động cơ hơi nước đầu tiên của Thomas Newcomen bị hỏng thực sự là ... |