CHẾT AN BÌNH TÁI SINH HỶ LAC (TÁI BẢN LẦN 1)
(Hết hàng)
Tác giả: Tulku Thondup. Người dịch: GS. Nguyễn Văn Nghệ Thể loại: Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh ISBN: 8936037792118 Xuất bản: 6/2016 Trọng lượng: 750 gr NXB: Tôn giáo Số trang: 532 trang - khổ: 15,5x24 cm Giá bìa: Giá bán: 80,500 đ |
|
Tulku Thondup, tác giả tác phẩm CHẾT AN BÌNH TÁI SINH HỶ LẠC, đã viết: “Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quả mà chúng ta đã vun trồng, phù hợp với quy luật nhân quả. Trong khi bánh xe nghiệp vẫn không ngừng quay, ảnh hưởng của nó sau khi chúng ta chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều so với khi chúng ta còn sống. Một số trong chúng ta có thể lo lắng về những gì đang chờ đợi chúng ta khi chết. Nhưng bây giờ không phải là lúc chúng ta sợ hãi và sầu bi. Đây là lúc chúng ta phải nhận chân được rằng chúng ta có được một cơ hội quý giá để chuẩn bị cho ngày trọng đại đó và chuyển hóa cuộc đời mình đúng hướng cho bây giờ và mãi mãi về sau, cho chính chúng ta và cho những người khác. Tôi (tác giả Tulku Thondup, một tác gia và một người thầy được nhiều người quí trọng đã đến Mỹ năm 1980 với tư cách là giáo sư thỉnh giảng đại học Harvard) tha thiết mong rằng các bạn, những độc giả thân mến của tôi, sẽ thích những giáo lý của Đức Phật và của những vị đại sư Phật giáo mà tôi đã chia sẻ với các bạn trong cuốn sách này và các bạn sẽ hưởng được những lợi lạc mà tôi đã hưởng được, thậm chí còn nhiều hơn tôi nữa. Nghĩ đến một tương lai tươi sáng như vậy cho nhiều người trong chúng ta thật là một điều thú vị!” Trích đoạn sách hay: "Các tôn giáo lớn trên thế giới đều đồng ý rằng chết không phải là hết, và một "cái gì đó" vẫn còn tồn tại, nhưng các tôn giáo đó đưa ra những chi tiết và cách lý giải khác nhau. Tâm thức, ý thức, linh hồn, tinh thần - bất kể chúng ta gọi nó là gì - sẽ vẫn tiếp tục tồn tại dưới một hình thức này hay hình thức khác. Phật giáo định nghĩa "tâm" (Tiếng Tây Tạng: sem, Sems; tiếng Phạn: chitta) như là bản chất chủ yếu vẫn còn lại sau khi xác thân chết đi. Mặc dù xác thân chúng ta tan rã trở lại thành những nguyên tố đã tạo thành ra nó, tâm thức và ý thức chúng ta vẫn còn và sẽ đầu thai vào kiếp khác. Khi chúng ta còn sống, tâm chung cùng với thân, cả hai tạo ra hình hài phàm tục và cho ta một thân phận. Do đó trong suốt cuộc đời, chúng ta luôn cảm thấy ta là một người với thân phận như vậy. Những ảnh hưởng của môi trường và những tập tính văn hóa cũng tạo tính cách cho chúng ta. Chúng ta có cảm giác là cơ thể chúng ta và các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất chung quanh chúng ta đều có tính bền vững; tất cả những sự việc phát khởi trong ý thức của chúng ta, mà các giác quan của chúng ta nhận biết được, đều có vẻ hoàn toàn thật, ở bên ngoài ta và tách biệt với tâm của ta. Nhưng vào giây phút chúng ta chết, tất cả các pháp đó đều tan biến. Tâm tách rời khỏi thân xác vật chất và thân xác này bắt đầu thối rữa. Ngay khi tâm rời bỏ xác thân, những gì chúng ta nhìn thấy và những tình cảm chúng ta đã từng có trong cuộc sống sẽ hoàn toàn thay đổi. Những gì chúng ta trải qua sau khi chết sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào tâm của chúng ta, tùy thuộc vào các khuynh huớng tinh thần và những tư tưởng quen thuộc mà ta đã tạo ra và nuôi dưỡng trong lúc chúng ta sống. Nếu tâm chúng ta thanh thản và vui vẻ thì bất cứ điều gì chúng ta làm cũng là một biểu lộ của sự an lạc. Những gì chúng ta nói đều là những lời lẽ nhẹ nhàng vui vẻ. Và do đó tất cả các hành động của chúng ta đều trở nên thiện lành và chúng ta trở thành một nguồn an lạc cho bất cứ ai tiếp xúc với ta. Đến lúc chết - khi chúng ta xa lìa những sự câu thúc của xác thân, những hạn chế về mặt văn hoá và những ảnh hưởng của môi trường - chúng ta sẽ tự do tận hưởng được sự an lạc, vốn là những tính cách thật sự của tâm chúng ta. Tương tự như vậy, nếu trong cuộc đời của mình, chúng ta biết luyện tâm một cách đúng đắn thì lúc chết, tất cả những hiện tượng trước mắt chúng ta sẽ hiện ra như một thế giới của an lạc và trí tuệ Nhưng nếu tâm chúng ta bị đắm chìm vào nhửng cảm xúc tiêu cực như lòng hận thù thì những gì chúng ta nghĩ đến đều gây ra phiền não bởi những tư tưởng và tình cảm của lòng sân hận đang bùng cháy. Những gì chúng ta nói và làm đều sẽ là sự biểu hiện bùng phát của sân hận. Sự yên bình sẽ không bao giờ có được cơ hội hé rạng trong tim chúng ta. Sự đau khổ cũa chúng ta sẽ trở thành một nguồn sân hận và khổ đau cho những người gần gũi với chúng ta. Lúc ta chết, chúng ta có thể sẽ gặp phải một thế giới bừng bừng những ngọn lửa địa ngục - một biểu hiện của lòng sân hận của chính chúng ta."
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |
Người Tây Tạng Nghĩ Về Cái Chết (Người Chết Đi Về Đâu) NGUYÊN CHÂU (Biên dịch), NGUYỄN MINH TIẾN (Biên dịch) Cuốn sách "Người Tây Tạng Nghĩ Về Cái Chết (Người Chết Đi Về Đâu)" đuợc biên soạn chủ yếu dựa vào cuốn sách viết bằng tiếng Tây Tạng có nhan đề là Bardo Thódol. Cuốn sách này được dịch từ bản gốc đã dịch sang tiếng Anh The Tibetian Book of the Death (Lạt-ma Kazi Dawa Samdup). Nguyên tác: Bardo Thódol của Tây Tạng.Nội dung chính của cuốn sách là trả lời câu hỏi "Người chết đi về ... |
Chết Đi Về Đâu (Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay) Tác giả: Thích Nhật Từ Chết đi về đâu là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn.Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ... |