SEO MASTER - ĐƯA WEBSITE LÊN TRANG 1 GOOGLE
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Trọng Thơ Thể loại: PR - Marketing - Sales - Brand ISBN: 8936037795522 Xuất bản: 2/2014 Trọng lượng: 400 gr NXB: Lao động Số trang: 248 trang - khổ: 15,5x24 cm Giá bìa: Giá bán: 55,200 đ |
|
SEOer không đơn thuần là một kỹ thuật viên đẩy thứ hạng cho website trên công cụ tìm kiếm. Để SEO có thể trở thành công cụ phục vụ tốt cho mục tiêu của doanh nghiệp thì một SEOer ngoài kỹ năng giỏi, cần có kiến thức tổng thể về marketing, chiến lược, thậm chí cần có mối liên hệ chặt chẽ với tài chính và quản trị.
· Giúp doanh nghiệp phát triển tốt, tăng doanh số và tối ưu chi phí
· Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thương hiệu trên môi trường trực tuyến
· Xử lý được khủng hoảng khi có những tác động xấu từ các kết quả tìm kiếm.
Có nhiều cách để nói thế nào là một SEOer giỏi. Nhưng chỉ có một cách để nói về SEOer không giỏi: Không biết sử dụng SEO để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
* SEOer cần gì?
Quả thật, để trở thành một SEOer giỏi không hề dễ dàng. Bạn cần biết rất nhiều thứ. Trên thực tế có thể liệt kê một số kỹ năng, kiến thức mà bạn cần thu thập:
· Bạn cần biết về ngôn ngữ HTML, biết sử dụng một trong các nền tảng mã nguồn mở: Wordpress, Blogspot,… hoặc một người bạn thân giỏi những điều này.
· Có kỹnăng phân tích: từ khóa, thị trường, hành vi khách hàng, xu hướng,...
· Có kỹ năng trình bày thuyết phụcvới lãnh đạo, các bộ phận liên quan và với khách hàng.
· Khả năng tự học: Công cụ tìm kiếm thay đổi hàng ngày hàng giờ, kiến thức thị trường cũng vậy, nếu bạn dậm chân tại chỗ tức là bạn đang đi lùi.
· Kỹ năng marketing: Lợi thế so sánh tuyệt đối dành cho SEOer có kiến thức Marketing, SEO sẽ trở thành công cụ có sức mạnh đáng ngạc nhiên.
· Làm việc nhóm: bạn sẽ thấy làm việc một mình rất vất vả.
· Chính bạnsẽ là người tiếp theo bổ sung các gạch đầu dòng. Tin chắc rằng càng có nhiều gạch đầu dòng và hoàn thành nó, bạn sẽ càng thành công.
6 Phẩm chất của một SEOer
Kiên trì Chăm chỉ Sáng tạo Tập trung Cập nhật ĐAM MÊ
SEO chưa bao giờ là “một sớm một chiều”. “Cái gì quá cũng không tốt”, trong SEO “nhanh quá” không phải là tốt. Tất nhiên bạn là người có khả năng và nỗ lực gấp nhiều đối thủ, bạn sẽ “nhanh hơn” đối thủ. Nhưng nếu bạn thấy mình còn chậm, hãy kiên trì. Hãy xác định con đường đúng ngay từ đầu và luôn chăm chỉ bước đi.
Sự thay đổi sáng tạo trong cách làm cũng là điều hết sức cần thiết. Nếu bạn nhận ra sự thay đổi khách quan (thuật toán mới, hành vi người dùng, thị trường).
Hãy thực sự tập trung làm tốt từng công việc và theo dõi các cập nhật từ bên ngoài, cộng với ĐAM MÊ với công việc, tin chắc bạn sẽ trở thành SEOer giỏi.
Con đường học hành để trở thành SEOer giỏi
Mai Xuân Đạt – CEO SEONgon
SEO bao gồm kiến thức rất rộng về kỹ thuật, thị trường và marketing. Cho dù bạn xuất phát là “dân kỹ thuật” hay “dân marketing” thì cũng không đảm bảo bạn sẽ học SEO tốt.
Ngành SEO tại Việt Nam mới thực sự nở rộ từ 2008 và được các doanh nghiệp chú trọng từ 2010 trở lại đây. Chúng ta đi sau thế giới từ 5-8 năm. Tại Việt Nam đã có rất nhiều người làm SEO, đa số có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, chất lượng không cao và không đồng đều.
Việc tham gia vào ngành hầu như không có trở ngại nào, điều đó cũng lý giải cho việc đại đa số những người làm SEO là thanh niên, học sinh, sinh viên. Kiến thức của một SEOer thường là kiến thức tự học trên mạng thông qua các website, blog. Những kiến thức như vậy không được tổng hợp và đôi khi không chính xác hoặc đã quá lỗi thời.
Từ năm 2010, một số trung tâm đã nắm bắt nhu cầu thị trường và mở các khóa học về SEO. Thị trường đào tạo SEO Master bắt đầu bùng nổ từ giữa năm 2011. Đến năm 2014, trên 20 trung tâm có khóa học về SEO. Nhiều nơi mở ra với chất lượng đào tạo gần như không được kiểm duyệt, một lần nữa khiến những ai muốn học tập bài cảm thấy băn khoăn và không biết chọn bên nào.
Có hai trường phái chính mà SEOer đi theo:
1. Tự học SEO: Đây là một giải pháp tốt và chi phí thấp, vì nhiều chuyên gia SEO chia sẻ các kinh nghiệm trên website/ blog cá nhân. Tuy nhiên, hạn chế là mỗi bài viết chỉ tập trung vào một chủ đề nhỏ, chưa liên kết (phối hợp) được các yếu tố với nhau, đôi khi chưa chắc đã chính xác, gây khó hiểu đối với người mới bắt đầu.
Ngay cả với những chuyên gia SEO hàng đầu cũng không tự khẳng định kiến thức của mình là đúng 100% vì đơn giản chúng ta đều đang mò mẫm, cố gắng làm hài lòng công cụ tìm kiếm, còn bản thân công cụ tìm kiếm lại im lặng. Một người tự học SEO thường có quá trình nghiên cứu và tự thực hành tối thiểu 1 năm mới đạt tới trình độ nhất định.
2. Đi học tại trung tâm SEO: Chất lượng đào tạo SEO Master ở các trung tâm là rất khác nhau, thêm vào đó là chất lượng đầu vào hoàn toàn bị bỏ qua nên đầu ra cũng có sự chênh lệch lớn về kiến thức, trình độ. Giáo trình mỗi nơi một khác, phụ thuộc vào chất lượng của giảng viên. Thời gian học tập trung và thường kéo dài tối đa là 1 tháng. Bạn sẽ rút ngắn được thời gian và có được kiến thức bài bản hơn rất nhiều. Việc tự học hay đi học ở trung tâm đều có những hạn chế rất lớn. Đối với những ai mới tìm hiểu và muốn học về SEO thì công thức chung nên như sau:
Bước 1: Tự học SEO (2–3 tháng). Bạn có thể đọc và làm theo các hướng dẫn trong cuốn sách này. Quá trình này cần có một website để thực hành, tự làm và trải nghiệm.
Bước 2: Sau khi tự học, bạn có được khối lượng kiến thức không nhỏ. Tuy nhiên, do chưa được trải nghiệm nhiều nên đôi khi có sự hiểu sai, chưa thấy rõ kết quả,...
Bước 3: Tìm đến các trung tâm để tham gia một khóa học bài bản. Bạn sẽ có kiến thức bài bản, logic. Kiến thức của bạn lúc này đã được định hình tốt hơn rất nhiều.
Bước 4: Sử dụng các kiến thức có được để thực hành trên những website thuộc các lĩnh vực cạnh tranh hơn để kiểm chứng (3-6 tháng).
Bước 5: Tìm ra điểm yếu trong kiến thức của mình để tiếp tục tự nghiên cứu bằng cách đọc các kiến thức cao hơn, nghiên cứu tài liệu nước ngoài, tham gia các câu lạc bộ, các buổi offline về SEO, giao lưu và trao đổi với các chuyên gia SEO
Bước 6: Trải nghiệm liên tục và rút ra bài học cho bản thân, giúp bạn tự hoàn thiện mình.
SEO chiếm một vị trí quan trọng trong ngành Marketing Online tại Việt Nam. Có thể khẳng định, nếu đi theo 6 bước nêu trên, chắc chắn bạn sẽ trở thành SEO Master sau 1 năm, một tương tai tươi sáng đang chờ đón bạn, giúp bạn thành công trên Internet.
Ranh giới giữa SEO và SPAM Bình Nguyễn – CEO Bình Minh Việt
Trong lĩnh vực Internet Marketing nói chung và SEO nói riêng, việc xác định ranh giới giữa SEO đúng nghĩa và SPAM rất khó. Chỉ có thể đi vào trải nghiệm thực tế nhận phản hồi từ khách hàng và luôn chia sẻ, lắng nghe kinh nghiệm của người đi trước.
Vậy SPAM là gì? Và giới hạn nào sẽ bị coi là SPAM khi triển khai SEO? Trong chia sẻ này, tôi sẽ liệt kê những lỗi cơ bản mà mọi người nên tránh khi làm SEO.
Cơ bản SPAM là những nội dung không tốt, những hành động bắt ép, làm phiền người dùng. Những nội dung người khác không thích, không mong muốn cũng gọi là SPAM.
Làm gì để không vi phạm SPAM? Để tránh bị liệt vào SPAM với người khác, hãy xác định rõ từng nhóm người dùng và có những nội dung phù hợp, đúng nhu cầu. Không cần số lượng nhiều mà hãy nghĩ ðến chất lýợng và tính lan truyền của nội dung tốt.
Dưới đây tôi liệt kê những cách thức làm SEO là ranh giới quá đà sẽ dẫn đến SPAM
1. SPAM On-page:
- Đưa từ khóa vào nội dung là việc làm được các SEOer nghĩ đến đầu tiên khi SEO On-page. Nhưng nếu nhồi nhét quá đà bạn sẽ bị liệt kê là spam với Google cũng như với người dùng.
- Hãy chăm sóc nội dung thật tốt, hướng đến sản phẩm, dịch vụ bạn muốn đề cập. Sau đó mới tính đến việc đưa từ khóa vào nội dung. Chỉ cần giữ số lượng tối thiểu 1 từ khóa xuất hiện trong từng thành phần của trang web là đủ.
- Chú ý không sử dụng, nhồi nhét tiếng Việt không dấu vào nội dung vì sẽ làm khó người dùng và chính điều đó cũng là spam từ khóa với Google.
2. SPAM Off-page:
- Sau On-page, xây dựng liên kết là việc quan trọng thứ hai phải làm. Đúng theo thuật toán càng nhiều liên kết trỏ về website càng tốt. Nhưng nếu quá đà và không kiểm soát tốt chúng ta sẽ bị phạt và bị liệt kê vào SPAM Off-page.
- Hãy phát triển lượng liên kết tăng dần đều, không đột ngột. Chất lượng liên kết phải được đặt lên hàng đầu. Khi xác định chất lượng, ta chú ý đến: Nơi đặt liên kết có nội dung tốt hay không? Có spam hay không? Có chia sẻ quá nhiều liên kết ra ngoài không.
3. SPAM Forum:
- Xây dựng liên kết từ việc trả lời hoặc đăng bài viết trên diễn đàn cũng được các SEOer thực hiện rất nhiều. Điều đó không xấu hay vi phạm. Nhưng nếu quá lạm dụng và thực hiện tự động thì bạn sẽ bị giảm hạng và mạnh hơn là sẽ bị phạt.
- Lời khuyên cho bạn khi đi bình luận, viết bài là hãy tính đến chất lượng nội dung và chủ đề người đọc quan tâm. Hãy từ bỏ ngay những hành động tự động viết bài, bình luận, những nội dung chia sẻ, bình luận ngắn, gọi là để có...
- Lời khuyên dành cho bạn: Chất lượng là số 1. Hãy chia sẻ những nội dung tốt, đóng góp, bình luận bằng trải nghiệm của bản thân.
4. SPAM Social:
- SEO Social (mạng xã hội) đang là xu hướng 2014, vì nó phản ánh chính xác được độ tươi mới, lan truyền của nội dung.
- Lời khuyên: Mạng xã hội là nơi chia sẻ thông tin, kiến thức... vì vậy đừng spam liên kết tràn lan mà hãy tổng hợp để có nội dung thật tốt, chia sẻ những nhìn nhận về sản phẩm của bạn. Lúc đó sản phẩm của bạn sẽ được đón nhận tốt hơn, được chia sẻ cũng như nhận được bình luận của mọi người. Quan điểm vẫn là 1 bài viết hơn 100 bài spam liên kết.
- Mạng xã hội rất rộng, có nhiều nhóm đối tượng và cách suy nghĩ khác nhau. Vì vậy hãy chia sẻ nội dung phù hợp cho từng nhóm, bạn sẽ được đón nhận tốt hơn.
- Cấm kỵ spam, tag sản phẩm hay những gì mà người khác không mong muốn. Hãy đặt vào địa vị người nhận và làm sao cho bạn vừa lòng.
- Luôn lắng nghe, chia sẻ, và cập nhật, bạn sẽ thành công và phát triển.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình phát triển SEO và Social Media. Cũng không thể nêu chi tiết và tất cả mọi điều vì tất cả quan trọng nhất chính là bản thân bạn. Hãy đi bằng cái đầu lạnh có trải nghiệm chứ đừng nóng vội theo xu hướng mà chưa hiểu về nó.
Một ngày làm việc của chuyên viên SEO
Trần Ngọc Chính – CEO VietProtocol Nếu bạn là người mới bước chân vào nghề SEO và đang thắc mắc không biết những công việc hàng ngày cần thực hiện là gì, danh sách các điều cần làm bên dưới sẽ gợi ý cho bạn biết các công việc của một chuyên viên SEO làm mỗi ngày:
Nâng cao kiến thức và tương tác cộng đồng
Lĩnh vực SEO luôn không ngừng biến động, “học, học nữa, học mãi” là một phần không thể thiếu trong một ngày làm việc của chuyên viên SEO. Thông thường, họ luôn nghiên cứu kĩ các trang web trong lĩnh vực như SEOMoz, SearchEngineLand… để luôn đi trước đón đầu các thay đổi thuật toán của các công cụ tìm kiếm chủ đạo, hoặc các kĩ thuật SEO mới.
Chuyên viên SEO sẽ để lại bình luận trên các bài viết, đăng thông tin trên các diễn đàn trong cộng đồng nổi tiếng trong ngành hoặc đặt câu hỏi trên các mạng xã hội như nhóm Facebook http://f.seomaster.vn. Những hoạt động này không những giúp họ làm giàu thêm vốn kiến thức, chúng còn giúp họ xây dựng danh tiếng và uy tín trong lĩnh vực.
Xây dựng liên kết và giám sát hoạt động
Hoạt động xây dựng liên kết luôn đóng vai trò trọng yếu đối với thành công của một website. Bất cứ một chuyên viên SEO giỏi nào đều xem nó là hoạt động cần thực hiện mỗi ngày.
Với số đông các chuyên viên SEO, họ phải luôn nỗ lực tìm kiếm nhiều cơ hội mới để xây dựng liên kết, đọc các trang blog, website trong cùng lĩnh vực để các ý tưởng xây dựng liên kết mới, hoặc theo dõi các liên kết có sẵn để giám sát và chỉnh sửa các thay đổi trong cấu trúc website.
Theo dõi thứ hạng, lưu lượng truy cập, và tỷ lệ chuyển đổi
Có lẽ phần công việc vừa tẻ nhạt, vừa thú vị nhất trong một ngày làm SEO là khoảng thời gian theo dõi các tiêu chí: độ lên xuống của thứ hạng, lưu lượng truy cập vào website, tỷ lệ chuyển đổi, và số lượng đơn hàng từ website. Một chuyên viên SEO giỏi luôn dựa vào những dữ liệu đã thu thập được, nhưng thật không may, chẳng có cách nào có thể giúp họ rút ngắn thời gian biên soạn và phân tích các thông số này (trừ khi họ thật rành các thông số của Google Analytics và thật giỏi Excel).
Dù cho việc theo dõi các thống kê dữ liệu có nhạt nhẽo ra sao, chuyên viên SEO cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng đáng kể của chúng. Các báo cáo trong Webmaster Tools có thể giúp họ giải quyết triệt để các “vấn đề tiềm năng” ngay từ trong trứng nước, trước khi Google tặng bạn thẻ vàng cho website của mình.
Tối ưu hóa trên trang web
Tối ưu hóa trên trang hay còn gọi là On-page là một hoạt động không bao giờ có kết thúc. Dù một chuyên viên SEO có chỉnh sửa mã HTML bao nhiêu lần, hay thay đổi nội dung, cập nhật hình ảnh, vẫn luôn có những yếu tố mới cần được tối ưu thêm nữa.
Vì lí do đó, nhiều công ty SEO đã xây dựng đội ngũ các chuyên viên phân tích On-page trước khi phát triển các bộ phận khác của công ty. Đặc biệt là khi họ biết rằng những thay đổi về các yếu tố trên trang sẽ giúp cải thiện tính hiệu quả của website nhanh chóng nhất.
Khác với liên kết – một hoạt động cần thời gian thu thập và đánh giá giá trị – các thay đổi trên trang có thể tạo ra sự khác biệt tích cực về cách thức các công cụ tìm kiếm đọc hiểu một trang web, khiến các thay đổi này trở thành công việc ưu tiên hàng đầu của người làm SEO.
Thử nghiệm các lý thuyết SEO để “Học Bằng Thực Hành”
Chuyên viên SEO giỏi là những người biết áp dụng các lí thuyết SEO vào thực hành trên website của họ để xác định yếu tố nào hiệu quả hoặc không hiệu quả tại một thời điểm nào đó. Vì Google và các công cụ tìm kiếm khác không bao giờ tiết lộ tất cả bí mật của họ và vì không phải lời khuyên nào trên mạng cũng đáng tin cậy. Chuyên viên SEO có kinh nghiệm sẽ biết rõ những yếu tố nào thật sự giúp website của họ được xếp hạng cao trên Google và áp dụng chúng vào thực tế.
Giám sát website của đối thủ
Việc chú ý đến những thay đổi trên các website của đối thủ có thể đem đến cho người làm SEO nhiều lợi ích khác biệt. Cẩn thận phân tích cấu trúc liên kết của đối thủ có thể giúp bạn nhìn thấy những điểm yếu trong chiến lược của công ty để vượt mặt họ trên Google. Chẳng hạn như, nếu biểu đồ liên kết của đối thủ không hiển thị các trang mạng xã hội, tập trung vào khía cạnh này sẽ là một lợi thế giúp chuyên viên SEO đạt được thứ hạng tìm kiếm tự nhiên cao hơn.
Cùng lúc đó, việc giám sát các hoạt động của đối thủ có thể tiết lộ thông tin về việc các chiến lược mới có hiệu quả hay không. Sẽ rất tốn thời gian khi vừa theo dõi các website nội bộ vừa giám sát các trang web của đối thủ. Nhưng một chuyên viên SEO giỏi biết rõ, với công sức bỏ ra, họ sẽ thu được nhiều thông tin chất lượng.
Cộng tác với các nhóm khác trong doanh nghiệp
Hoạt động SEO không chỉ giới hạn trong việc tối ưu hóa trên trang và xây dựng liên kết. Một chiến dịch SEO hiệu quả cần cộng tác với đội phát triển (lập trình), thiết kế web, đội marketing (để xác định các yếu tố tác động đến thương hiệu cần được sử dụng hợp lí trên website), và đội sản phẩm (để tăng cường nội dung trên các trang bán hàng nhằm tạo ra trải nghiệm người dùng trên trang tốt hơn).
Như thế, những người làm SEO cần dành thời gian trao đổi với các đội ngũ liên quan khác, dù với nhân viên nội bộ trong công ty hoặc gặp gỡ các phòng ban khác của khách hàng. Các hoạt động này không những khó, chúng còn rất quan trọng vì chúng giúp website hấp dẫn hơn với cả khách truy cập và công cụ t́m kiếm.
Ngoài ra, hầu như bất cứ ai làm việc online đều biết rõ họ lúc nào cũng có email để kiểm tra, từ các email tương tác của khách hàng cho đến các thông báo nội bộ trong công ty, các newsletter trong lĩnh vực cho đến các thông báo từ các mạng xã hội, các chuyên viên SEO đều dành thời gian kiểm tra và hồi đáp email.
Tạo mạng lưới
Dành thời gian tạo mối quan hệ với những nhân vật khác trong lĩnh vực là một hoạt động rất quan trọng của các chuyên viên SEO – những người thường dựa vào các mối quan hệ này để học hỏi nhiều kĩ thuật mới khi trao đổi cùng nhau.
Một điểm cộng khác, việc chịu khó tương tác và trao đổi cùng người khác có thể được xem là một trong những phương pháp xây dựng liên kết dễ dàng nhất. Tôi không nhớ chính xác bao nhiều lần đã dùng bữa trưa hay làm vài chai (tôi không uống cafe) để đổi lấy nhiều backlink mạnh mẽ có giá trị cao cho website của công ty.
Thư giãn
Chẳng có gì sai trái khi bạn vui vẻ một chút trong quá trình làm SEO. Nói chung, tôi nhận thấy nếu tôi dành thời gian trong ngày giải trí với các hoạt động khác như tương tác, tập thể dục, hay làm bất kì điều gì đó không liên quan đến máy tính, tôi sẽ cảm thấy sảng khoái và tập trung hơn suốt thời gian còn lại trong ngày – có nghĩa, tôi sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Tất nhiên hầu hết các chuyên viên SEO đều không thể ra ngoài vui thú với các hoạt động này trong thời gian làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn đang quản lý một đội ngũ chuyên viên SEO, bạn cần nhận thấy các quãng giải lao ngắn xuyên suốt một ngày làm việc có thể giúp nhân viên tỉnh táo đầu óc để làm việc hiệu quả hơn. Công việc SEO đòi hỏi kỹ thuật cao, đó là lý do tại sao khoảng thời gian thư giãn sẽ rất hữu ích trong việc ngăn ngừa tình trạng trì trệ do làm việc quá sức, và biết đâu họ có thể nảy sinh những ý tưởng độc đáo cho website của bạn.
Lời kết
Dù bạn sử dụng cuốn sách này để cân nhắc liệu công việc SEO có phù hợp với bạn hay không, hay dùng nó để thấu hiểu những công việc hàng ngày của đội ngũ nhân viên SEO trong công ty bạn, thì bạn cũng cần nhớ rằng: Các hoạt động SEO hàng ngày này có thể khác biệt đôi chút tùy theo hệ thống quản lý ở công ty của bạn, tùy theo số lượng các cuộc họp mà các chuyên viên SEO cần tham gia, và chuyên viên SEO đó làm việc tại nhà hay tại công ty. Thật ra, có khi bạn phải dành nhiều ngày để tập trung cho hoạt động tối ưu hóa on-page, và nhiều ngày khác đề hoàn toàn tập trung cho các chiến dịch xây dựng liên kết.
Dù sao, hy vọng các vấn đề vừa nêu sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tốt hơn về trách nhiệm của người làm SEO – bất kể bạn làm việc ở đâu và làm việc như thế nào và nó sẽ hữu ích cho những ai đang tìm kiếm bí quyết làm việc hiệu quả!
Trân trọng giới thiệu. |