THẬP NHỊ BINH THƯ
(Hết hàng)
Người dịch: Lê Xuân Mai, Nguyễn Ngọc Tĩnh, Đỗ Mộng Khương Thể loại: Lịch sử - Địa lý ISBN: 8936046614661 Xuất bản: 12/2010 Trọng lượng: 880 gr NXB: Thời đại Số trang: 732 trang - khổ: 15x23 cm Giá bìa: Giá bán: 128,000 đ |
|
Lịch sử nhân loại luôn gắn liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh. Dẫu một nước lớn như Trung Hoa hay một nước nhỏ như Việt Nam cũng không thể tránh khỏi quy luật đó. Thậm chí, lịch sử của cả Trung Hoa và Việt Nam còn là một xâu chuỗi của những cuộc chiến tranh nối liền nhau tưởng như không dứt. Từ xuất phát đó, việc nâng nghệ thuật chiến tranh, nghệ thuật chiến thắng lên thành Lý thuyết, thành học thuật là một nhu cầu cấp thiết của những người làm tướng. Trong cuộc chiến, ai nắm vững nghệ thuật chiến tranh sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn nếu là kẻ mạnh và có nhiều cơ hội để tránh khỏi thất bại thì cũng đáng gọi là thắng rồi... Binh thư đã ra đời như thế. Ta có thể tìm thấy trong binh thư cổ những bí ẩn của phép dụng binh thuở ấy. Từ cách triệt lương phá đường đến đoạt thành chiếm đất. Từ cách trị quân tới cách cử tướng. Từ những mưu chước đánh vào lòng tướng địch cho tới mẹo làm tan nhuệ khí địch quân. Kể cả những "bí pháp" ngắm xem tượng trời, xem những "điềm" lành và dữ vẫn là nỗi băn khoăn của bao nhiêu người làm tướng. Nhưng binh thư không chỉ đơn giản ở mức ấy. Còn rất nhiều điều ẩn chứa bên trong những trang sách đã được đúc rút qua bao nhiêu đời... 12 bộ binh thư được các dịch giả tập hợp và giới thiệu lần lượt là: 1. Lục thao. 2. Tam lược. 3. Tư Mã binh pháp. 4. Tôn Tử binh pháp. 5. Ngô Tử binh pháp. 6. Uất Liễu Tử. 7. Tố thư. 8. Binh pháp Khổng Minh. 9. Đường Thái Tông - Lí Vệ Công vấn đối. 10. Binh thư yếu lược. 11. Binh thư yếu lược. 12. Hổ trướng khu cơ. Trong số 12 bộ binh thư được tập hợp và giới thiệu có 9 bộ của Trung Hoa, 3 bộ của Việt Nam. Lý do có sự lựa chọn là: Binh pháp Trung Hoa cổ vốn nổi tiếng là những bộ binh pháp được đúc kết rất chặt chẽ và nâng thành lý thuyết chiến tranh. Các bậc anh hùng dân tộc của Việt Nam đều nắm rất vững binh pháp của Trung Hoa mới có thể đánh thắng được những đạo quân phương Bắc hùng mạnh với những viên tướng làu thông binh pháp. Nhưng không chỉ tiếp thu, người Đại Việt suốt bao nhiêu năm đã sáng tạo nên một lí luận riêng, một nghệ thuật chiến tranh riêng, chỉ có những dân tộc nhỏ nhưng quật cường mới có. Chỉ trên đất Việt này ta mới hiểu thế nào là:" Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo" (Nguyễn Trãi). Các soạn giả sưu tập và giới thiệu cả những tinh hoa binh pháp Trung Hoa và Việt Nam để độc giả tiện so sánh; và hơn nữa, để hiểu thêm nguồn gốc sức mạnh vĩ đại của một dân tộc nhỏ bé đã chiến đấu và chiến thắng trước những lí thuyết chiến tranh tưởng như không thể nào sai nổi. Xin trân trọng giới thiệu. |