GIẢI BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHI THI THPT - MÔN TOÁN
(Hết hàng)
Tác giả: Lê Hồng Đức (Chủ biên) - Đỗ Hoàng Hà - Lê Hoàng Nam - Đoàn Minh Châu - Đào Thị Ngọc Hà Thể loại: Tham khảo cấp III ISBN: 8936067600926 Xuất bản: 1/2019 Trọng lượng: 720 gr NXB: Đại học Quốc gia Hà Nội Số trang: 255 trang - khổ: 30 x 21 cm Giá bìa: Giá bán: 112,500 đ |
|
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc một ngân hàng đề thi trắc nghiệm môn Toán THPT có chất lượng theo đúng cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng tất cả các phương pháp có thể để tìm ra được đáp án đúng. Với mỗi câu hỏi trắc nghiệm: Các em học sinh cần luôn nhớ rằng có 1 trong 5 cách để lựa chọn được đáp án đúng, cụ thể dựa vào: 1. Lời giải tự luận thu gọn 2. Lời giải tự luận thu gọn kết hợp sử dụng máy tính 3. Lựa chọn đáp án bằng phép thử 4. Lựa chọn đáp án bằng phép thử kết hợp sử dụng máy tính 5. Lựa chọn đáp án bằng phép đánh giá 7 bí quyết dạy, ôn tập tốt để thi trắc nghiệm môn Toán THPT Quốc gia 1. Các câu trực tiếp sử dụng máy tính cầm tay để đi đến kết quả chiếm khoảng 1/3 số câu trong đề này. Các câu này tuy không cần quan tâm tới các bước giải nhưng học sinh vẫn cần biết khái niệm để nhận dạng và thực hiện việc sử dụng máy tính cầm tay thành thạo. Như vậy, việc ôn tập thi trắc nghiệm môn Toán không chỉ dừng lại ở việc luyện tập kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay. 2. Khi dạy cho học sinh, các thầy cô giáo cần phân tích những sai lầm hay gặp phải để học sinh tránh được những đáp án có tính chất “bẫy” học sinh vào lựa chọn đáp án sai. Việc đọc hiểu các đáp án là việc cũng cần rèn luyện. Thầy cô cần có những diễn đạt khác nhau về các mệnh đề, các kết luận của bài toán để chỉ ra những cách hiểu sai về các khái niệm Toán. 3. Không những dạy kĩ từng khái niệm cơ bản, thầy cô cần dạy cho học sinh những điều khái quát khi học xong các vấn đề. Ngoài việc dạy từng loại hàm số với các dạng đồ thị của mỗi loại hàm số này, cần tổng kết để so sánh đối chiếu. Chẳng hạn với câu 1 thì khi học sinh nắm được sự khái quát này có thể loại bỏ ngay các đáp án A, B, C vì các hàm số này không thể có dạng đồ thị như đã cho nên chọn ngay đáp án D mà không cần tính đạo hàm hàm số này, tốc độ làm bài chắc chắn sẽ nhanh hơn. 4. Về các dạng toán liên quan tới một khái niệm, thầy cô cần xuất phát từ thí dụ đơn giản, đơn thuần là áp dụng định nghĩa, nhưng cũng tiến tới các thí dụ đòi hỏi hiểu khái niệm hơn, đưa ra bài toán để học sinh tránh hiểu sai về khái niệm. Chẳng hạn với câu 2 chỉ cần học sinh áp dụng định nghĩa về đường tiệm ngang nhưng tới câu 9 thì đòi hỏi phải hiểu hơn và vận dụng tốt hơn về khái niệm. 5. Khi dạy một loại toán, thầy cô cần dạy những cách giải khác nhau để khi gặp các tình huống trong đề thi, học sinh có thể lựa chọn cách làm nhanh nhất tuỳ theo các phương án mà đề thi đưa ra. 6. Ngoài việc dạy học sinh làm các bài toán với những con số cụ thể, các thầy cô cần dạy cả những bài toán có tính tổng quát và ghi nhớ kết quả tổng quát. Chẳng hạn bài toán tổng quát dễ nhất của câu 10 là cho tấm kim loại hình vuông có cạnh là a (đ.v.đ.d) và người ta cắt đi ở 4 góc các hình vuông cạnh x (đ.v.đ.d) để gấp thành cái hộp không nắp (a > 2x). Xác định x để thể tích hình hộp lớn nhất. Thể tích V = x(a – 2x)(a 2x) (đ.v.d.t). Bài toán này có thể áp dụng bất đẳng thức Cô-si hoặc xét hàm số sẽ có ngay kết quả V lớn nhất khi x = a/6 . Vậy khi gặp bài cụ thể như câu 10, học sinh thấy ngay x = 2 nên chọn đáp án C. Có thể tổng quát khó hơn là tấm kim loại ban đầu là hình chữ nhật. 7. Khi dạy các khái niệm toán học, thầy cô cần phân tích ý nghĩa hình học hoặc ý nghĩa vật lý nếu có của khái niệm và quay lại các ý nghĩa này khi học thêm các khái niệm khác. Chẳng hạn khi học khái niệm đạo hàm tại một điểm, thầy cô nhấn mạnh ý nghĩa vật lý và ý nghĩa hình học nhưng khi học xong khái niệm nguyên hàm cần quay trở lại vấn đề này. Nếu trước đây cho hàm S = f(t) với S (đ.v.đ.d) là quãng đường đi được tại thời điểm t (đ.v.t.g) thì S’ = f’(t) (đ.v.v.t) chính là vận tốc của chuyển động tại thời điểm t (đ.v.t.g). |