BIA MỘ ĐEN (TIỂU THUYẾT)
(Hết hàng)
Tác giả: ERICH MARIA REMARQUE. Người dịch: VŨ KIM THƯ Thể loại: Truyện dài - Tiểu thuyết ISBN: 8936071674098 Xuất bản: 6/2017 Trọng lượng: 470 gr NXB: Văn học Số trang: 372 trang - khổ: 14.5 x 20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 52,500 đ |
|
Chơi vơi giữa dòng xoáy cuộc đời khi mà những điều khủng khiếp của chiến tranh vẫn còn ám ảnh, Ludwig Bodmer lựa chọn cách đối mặt bằng thái độ hài hước và bất cần. Tuy nhiên, bên trong anh lại là trái tim của một nhà thơ, với tâm hồn nồng nàn và lãng mạn, đang đấu tranh với thời cuộc và với chính mình để tìm ra ý nghĩa thật sự của cuộc sống mà anh đang và muốn sống. Lấy bối cảnh thành phố quê nhà của Remarque giữa hai cuộc thế chiến, Bia mộ đên mang nhiều tính chất tự truyện và đậm màu sắc triết lý trào phúng. Như chính tác giả từng viết, đây là “câu chuyện về tuổi trẻ trễ tràng”, về một thế hệ vỡ mộng, miệt mài đi tìm lời đáp cho những câu hỏi quan trọng mà nhân loại đã dần dần quên lãng. Remarque (1898 – 1970) là nhà văn lừng danh người Đức. Ông nổi tiếng với Phía Tây không có gì lạ, một trong những tác phẩm hay nhất về Thế chiến I. Các tác phẩm tiêu biểu khác của ông như Ba người bạn, Khải hoàn môn, Đêm Lisbon…cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng và danh tiếng của ông khắp năm châu. Năm 1931, ông được đề cử cả giải Nobel Văn chương và Hòa bình. Bia mộ đen (Der schwarze Obelisk – 1956) một lần nữa cho thấy thiên bẩm của Remarque trong việc nhìn ra được niềm vui, lạc quan và những điều tốt đẹp giữa khổ đau, tuyệt vọng và xấu xí. Nhận xét về tác phẩm này, cây bút F.T. Marsh của tờ New York Herald Tribune từng viết: “Dí dỏm nhưng đượm buồn, vừa nghiêm túc lại có chút giang hồ, tuyệt diệu trong từng câu chữ nhưng vẫn khó nắm bắt vô vùng”. Minh Khai trân trọng giới thiệu |
BẢN DU CA CUỐI CÙNG (TIỂU THUYẾT) Tác giả: ERICH MARIA REMARQUE. Người dịch: VŨ KIM THƯ Chiến tranh đã đẩy biết bao người vào con đường tha hương khi mỗi bến đỗ đều chỉ là tạm bợ cho đến lúc họ bị dồn đuổi đến nơi khác. Kern, một chàng thanh niên Đức, chạy trốn chế độ Quốc xã bạo tàn, lưu lạc đến Áo, bị trục xuất sang Thụy Sĩ, rồi lại tìm đường trốn sang Pháp… Trong cuộc hành ... |