(TRỌN BỘ 5 CUỐN) TAM QUỐC CHÍ
(Hết hàng)
Tác giả: Trần Thọ. Chú giải: Bùi Tùng Chi. Dịch giả: Bùi Thông. Hiệu đính: Phạm Thành Long. Thể loại: Lịch sử - Địa lý ISBN: 8936107813798 Xuất bản: 3/2023 Trọng lượng: 3200 gr NXB: Văn học Số trang: 2740 trang - khổ: 24 x 16 cm Giá bán: 1,590,000 đ |
|
TAM QUỐC CHÍ là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ năm 189 đến năm 280. Đây là bộ sử được đánh giá cao nhất trong “Nhị thập tứ sử” của Trung Quốc, xếp vào hàng “Tiền tứ sử”. Đây cũng là bộ sử đặc thù nhất trong cả 24 bộ sử, không đi theo quy phạm của một bộ sử thông thường được xác lập bởi Hán thư của Ban Cố và Sử ký của Tư Mã Thiên. TAM QUỐC CHÍ được Trần Thọ biên soạn vào thế kỷ thứ 3. Tác phẩm này hình thành từ các mẩu chuyện nhỏ kể về các nước Ngụy, Thục và Ngô của thời đại này, đồng thời là nền tảng cho cuốn tiểu thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam quốc diễn nghĩa được viết vào thế kỷ 14. Sau khi Trần Thọ mất hơn trăm năm, được lệnh của Tống Văn Đế thời Nam - Bắc triều, Bùi Tùng Chi đã chú giải cho bộ sử này. Từ đó, bản Tam quốc chí do Bùi Tùng Chi chú thích là bản thông dụng nhất hiện nay, còn gọi là “Trần chí, Bùi chú”. TAM QUỐC CHÍ được truyền lưu đến nay còn 3 phần gồm: “Ngụy quốc chí” 30 quyển, “Thục quốc chí” 15 quyển, “Ngô quốc chí” 20 quyển; ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa) nhưng đến nay đã bị thất truyền. Lúc đầu ba tác phẩm Ngụy chí, Thục chí và Ngô chí tồn tại riêng rẽ, đến năm Hàm Bình thứ 6 thời Bắc Tống (1003) hợp nhất đổi tên thành TAM QUỐC CHÍ . Có thể nói, những sự kiện lịch sử được ghi lại trong TAM QUỐC CHÍ đã trở thành nguồn tư liệu quý giá cho các nghiên cứu lịch sử văn hóa và cả nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tạo nghệ thuật của đời sau.
- Sửa lại lỗi dịch thuật - Bổ sung thêm khoảng 100 tranh nhân vật - Bổ sung bản đồ chiến sự thời Tam Quốc - Dịch bổ sung gần 100 trang phần dịch thiếu (chủ yếu trong truyển 2, Văn đế kỷ) - Bổ sung chú thích từ các tác phẩm liên quan đến thời kỳ Tam quốc mà Bùi Tùng Chi dùng để chú giải
Minh Khai trân trọng giới thiệu |