LẬP TRÌNH VỚI VI ĐIỀU KHIỂN PIC (LÝ THUYẾT - THỰC HÀNH)
Tác giả: ThS. Nguyễn Đình Phú - ThS. Trương Ngọc Anh - ThS. Phạm Văn Hoàn Thể loại: Tin học - CNTT ISBN: 9786043719956 Xuất bản: 10/2022 Trọng lượng: 420 gr NXB: Thanh Niên Số trang: 369 trang - khổ: 24 x 16 cm Giá bìa: Giá bán: 124,500 đ |
|
(Tài liệu dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Điện- Điện tử - cơ điện tử - Viễn thông - Tự động điều khiển - Kỹ thuật máy tính)
Nội dung chương 1 chủ yếu giới thiệu đặc tính, cấu trúc và chức năng các port của vi điều khiển, người đọc cần phải biết đặc tính của vi điều khiển đang nghiên cứu. Để so sánh khả năng của các vi điều khiển khác nhau ta phải dựa vào đặc tính. Phần cấu trúc bên trong cho bạn biết được tổ chức, mối quan hệ giữa các khối với nhau, chức năng của từng khối. Bạn phải biết tên, ký hiệu đặt tên cho từng port, chức năng của từng port để giúp bạn sử dụng port kết nối đúng với các đối tượng điều khiển. Nội dung chương 2 giới thiệu cấu trúc tổ chức các loại bộ nhớ tích hợp bên trong vi điều khiển bao gồm bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu RAM, bộ nhớ ngăn xếp, bộ nhớ Eeprom, các cách truy xuất bộ nhớ. Nội dung chương 3 giới thiệu về tập lệnh hợp ngữ của vi điều khiển để viết các chương trình bằng hợp ngữ nhưng do lập trình bằng hợp ngữ rất khó và dài khi giải quyết các yêu cầu tính toán phức tạp nên phần này chỉ giới thiệu chứ không nghiên cứu sâu. Nội dung chương 4 giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C cho vi điều khiển PIC. Có nhiều trình biên dịch ngôn ngữ lập trình C cho vi điều khiển nhưng tài liệu này trình bày trình biên dịch CCS. Lập trình bằng ngôn ngữ C giúp các bạn viết chương trình dễ hơn so với hợp ngữ, toàn bộ các chương trình trong tài liệu này đều viết bằng ngôn ngữ lập trình C. Để hiểu các chương trình trong giáo trình và viết các chương trình theo yêu cầu thì bạn cần phải nắm rõ tổ chức của một chương trình C, các kiểu dữ liệu, các toán tử, các thư viện viết sẵn và các lệnh C cơ bản. Nội dung chương 5 khảo sát chi tiết chức năng các port, sơ đồ mạch của các port, sử dụng các port để xuất nhập tín hiệu điều khiển như led đơn, led 7 đoạn trực tiếp, led 7 đoạn quét, LCD, nút nhấn, bàn phím ma trận. Trong từng yêu cầu sẽ cho bạn biết cách kết nối phần cứng, nguyên lý hoạt động, viết lưu đồ hay trình tự điều khiển và chương trình mẫu, có giải thích từng lệnh hoặc cả chương trình. Nội dung chương 6 khảo sát chi tiết chức năng của Timer-Counter tích hợp trong vi điều khiển, cách sử dụng Timer-Counter để định thời và đếm sự kiện. Nội dung chương 7 khảo sát chi tiết chức năng của bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số (ADC) tích hợp trong vi điều khiển, cách sử dụng ADC để chuyển đổi các tín hiệu tương tự như cảm biến nhiệt để thực hiện các ứng dụng đo nhiệt độ, cảnh báo quá nhiệt độ trong điều khiển và nhiều ứng dụng khác. Nội dung chương 8 khảo sát chi tiết chức năng ngắt của vi điều khiển, biết được tính năng ưu việt của ngắt, cách sử dụng ngắt để đáp ứng tối ưu các yêu cầu điều khiển nhằm đáp ứng nhanh các sự kiện xảy ra. Nội dung chương 9 khảo sát chi tiết chức năng điều chế độ rộng xung PWM của vi điều khiển, biết được nguyên lý hoạt động, tính toán các thông số của xung điều chế, biết lập trình sử dụng chức năng PWM để điều khiển thay đổi độ sáng của đèn, thay đổi tốc độ của động cơ DC và nhiều ứng dụng khác. Nội dung chương 10 khảo sát chi tiết chức năng truyền dữ liệu nối tiếp UART của vi điều khiển, biết được trình tự thực hiện gởi dữ liệu và nhận dữ liệu, thực hiện các yêu cầu truyền dữ liệu giữa vi điều khiển với máy tính và giữa các vi điều khiển với nhau. Ngoài các kiến thức cơ bản mà các tác giả đã trình bày, còn nhiều chức năng khác của vi điều khiển mà tác giả chưa trình bày thì các bạn có thể tham khảo thêm ở các tài liệu nhà chế tạo cung cấp.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |