THỨC ĂN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH - ĂN UỐNG HỢP LÝ ĐỂ SỐNG KHỎE SỐNG LÂU
Tác giả: BS. Lê Minh Thể loại: Y học - Sức khỏe ISBN: 9786044761046 Xuất bản: 6/2023 Trọng lượng: 150 gr NXB: Hồng Đức Số trang: 120 trang - khổ: 19 x 13 cm Giá bìa: Giá bán: 31,500 đ |
|
Ngày nay, kiến thức dinh dưỡng cho phép xây dựng các khẩu phần hợp lý cho tất cả các nhóm người. Một khẩu phần cân đối hợp lý là: Cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu của cơ thể. Có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ cân đối, thích hợp. Người ta nhấn mạnh điểm thứ ba, coi đó là điểm quan trọng nhất của dinh dưỡng hợp lý. Trên thực tế, khái niệm cân đối thường thể hiện trên một số mặt sau: 1. Cân đối giữa các yếu tố sinh năng lượng: Năng lượng do đạm cung cấp trong khẩu phần cần từ 10-15% mặc dù vai trò sinh năng lượng của đạm chỉ là phụ. Đường và mỡ là nguồn năng lượng chính. Năng lượng do mỡ cung cấp không nên quá 30%, năng lượng do đường cung cấp nên từ 40 - 60%. Một số tác giả cho rằng, ở xứ nóng, năng lượng do mỡ cung cấp về mùa đông nên là 20%, các mùa khác 15% tổng số năng lượng. Ở nước ta, theo Viện Vệ sinh dịch tễ, trong khẩu phần trung bình nên có: - Năng lượng do đạm (prô-tit) 12% - Năng lượng do mỡ (li-pit) 15 - 20% - Năng lượng do đường (hydrat-cacbon) 65 - 75% Tỷ lệ cân đối sinh lý về trọng lượng giữa đạm, mỡ và đường trong khẩu phần nên là 1:1:4. Tỷ lệ này thay đổi theo tuổi, tình trạng sinh lý và lao động. 2. Tỷ số giữa đạm động vật - đạm thực vật.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
THUỐC NAM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH - 50 CHỨNG BỆNH THƯỜNG MẮC TRONG 5 BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP Tác giả: BS. Lê Minh - BS. Lê Ba - BS. Hoàng Thủ Mấy điều cầu biết Tin khi dùng thuốc trong gia đình ể sử dụng tài liệu này một cách sinh động và dùng các bài thuốc giới thiệu trong đó một cách an toàn, chất lượng, ta cần có một vài hiểu biết về chứng cũng như về bệnh, về nguyên nhân cũng như về thuốc dùng của những chứng bệnh ... |
HỎI ĐÁP VỀ THỰC DƯỠNG - ĂN UỐNG HỢP LÝ ĐỂ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH Tác giả: BS. Lê Minh - ThS. Lê Minh Hùng 1. Ngoài không khí ra, có ăn mới sống được, thực dưỡng là cách nuôi sống bằng ăn. Thức ăn là nguồn gốc của sức khỏe hoặc bệnh tật. Vậy ăn như thế nào để thể hiện nguyên lý đó? Ăn không chỉ để sống mà phải sống khỏe, sống có ích. Ngay từ xa xưa, nhờ có linh tính và kinh ... |
CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC - BIỆN PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE Tác giả: BS. Lê Minh Lời mở đầu: “Người xưa từng nói: “Một trong những hạnh phúc của con người là sức khỏe”. Từ suy nghĩ ấy, chúng tôi biên soạn cuốn sách nhỏ này để độc giả có thêm tài liệu tham khảo tự chăm sóc sức khỏe ban đầu (trở thành người thầy thuốc của chính mình) thì ít khi ... |