NHÀ VĂN VIỆT NAM TRONG NHÀ TÙ QUÂN XÂM LƯỢC (BÌA CỨNG)
(Hết hàng)
Tác giả: Lê Văn Ba Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 9786045338759 Xuất bản: 7/2015 Trọng lượng: 2160 gr NXB: Hội Nhà Văn Số trang: 1452 trang - Khổ: 16 x 24 cm Giá bìa: Giá bán: 315,000 đ |
|
Trong Lời giới thiệu Nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam đã viết: “Đã có nhiểu cuốn sách viết về Chân dung nhà văn Việt Nam, Chân dung và bút tích, Chân dung và đối thoại... Bộ sách Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược này, lần đầu tiên tập hợp đầy đủ, giới thiệu chi tiết về “khoảng lặng mà hết sức sôi động bi hùng” trong cuộc đời các nhà văn có số phận đặc biệt. Bị bắt giam vào nhà từ đế quốc thực dân nhưng vẫn giữ trọn khí tiết, trung thành bất khuất, nêu tấm gương về phẩm chất người chí sĩ yêu nước, người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Nhà văn khi sa vào tay kẻ thù đều trung kiên bất khuất như bất kỳ chiến sĩ yêu nước nào. Đặng Dung trước lúc hy sinh còn để lại bài thơ Cảm hoài bất hủ. Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu... bị kết án tử hình, nhưng rất mực kiên trung: Tố Hữu, Xuân Thủy, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Vĩnh Mai, Trần Kim Trắc, Võ Quê... trải qua hết nhà tù này đến trại giam khác; Trần Mai Ninh bị khoét mắt dẫn đi rong trên đường phố Tuy Hòa, Nguyễn Quang Diệu chết âm thầm khi vẫn mang trên người án tù biệt xứ vượt ngục... Từ đó, những trang viết giản dị trong cuốn sách này mang lại cho chúng ta điều to lớn, mới mẻ: Có một dòng văn học viết về nhà tù đế quốc xâm lược! nó giống như những nguồn nước có từ trước, rất lâu, nhỏ lẻ, rải rác giờ đây được tập hợp lại, cho thấy cả một dòng chảy độc đáo. Nếu tính về tuổi, nó xuất hiện rất sớm, từ thời nhà Minh, nhà Thanh đô hộ nước ta. Nó phát triển cực kỳ mạnh mẽ vào thế kỷ XX, những năm thực dân đế quốc xâm chiếm nước ta. Và ngày nay, tổ quốc độc lập, nước nhà thống nhất, nhân dân thoát cảnh nô lệ, cuộc sống ngày càng ấm no thì nó càng được quan tâm, có sức sống dồi dào. Là tài sản thiêng liêng, tinh hoa của dân tộc, một động lực mạnh mẽ trong cuộc xây dựng đất nước, xây dựng con người thời đại mới...”
Tác giả: Lê Văn Ba (tên khai sinh Trần Khắc Cẩn), sinh năm 1934 tại làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông bị tù mộ năm ở nhà tù Hỏa Lò tháng 10 năm 1952. Là tác giả miền quê Văn Giang (NXB Văn hóa- Dân tộc, 1984); Chử Đồng tử- Tiên Dung, vùng đất con người (NXB Văn hóa- Thông tin, 1994); Hà Nội- một thời xa (NXB Thanh Niên, 2002), Kể chuyện nhà tù Hỏa Lò (NXB Văn hóa- Thông tin, 2004); Thơ viết trong nhà tù Hỏa Lò (NXB Văn hóa- dân tộc, 2006); Cây bàng lá đỏ (NXB Phụ nữ, 2009), Nhà tù Hỏa Lò, trường học yêu nước và cách mạng (NXB Hà Nội, 2009).; Chiến sĩ cách mạng - Nhà văn Việt Nam trong nhà tù đế quốc (NXB Văn hóa - Thông tin, 2010)... Cuốn sách Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược sưu tầm văn thơ của 161 tác giả đã từng bị tù đày dưới ách ngoại bang.
MỤC LỤC
Ảnh tư liệu Lời giới thiệu Những trang viết về các nhà văn Việt Nam trong nhà tù đế quốc Lời thưa Lời cảm ơn
Chương I: Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân phương Bắc xâm lược dưới thời các triều đình phong kiến
Chương II: Nhà văn Việt Nam bị bắt, giam trong các nhà tù của thực dân Pháp, phát xít Nhật
Chương III: Nhà văn Việt Nam bị bắt, tù trong thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam nước ta.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc trên cả nước |