NGHỆ THUẬT KAIZEN TUYỆT VỜI CỦA TOYOTA
(Hết hàng)
Tác giả: Yoshihito Wakamatsu. Người dịch: Nhóm VietFuji Thể loại: Nghệ thuật lãnh đạo - Nhân sự ISBN: 9786045637951 Xuất bản: 11/2016 Trọng lượng: 390 gr NXB: Phụ nữ Số trang: 148 trang - khổ: 17x24 cm Giá bán: 125,000 đ |
|
Cuốn sách NGHỆ THUẬT KAIZEN TUYỆT VỜI CỦA TOYOTA của tác giả Yoshihito Wakamatsu cho thấy phương thức sản xuất Toyota “thắng thua được quyết định bởi số lượng của trí tuệ được đưa ra”. Nếu chỉ làm những việc giống người khác thì không thể tạo ra năng lực cạnh tranh. Ví dụ, nếu sử dụng cùng loại máy móc để sản xuất cùng một loại sản phẩm với đối thủ, thì không thể nào chiến thắng được. Việc đưa “trí tuệ của con người” vào cách sử dụng máy móc là cần thiết. Cùng một máy móc, nhưng tùy theo cách tùy chỉnh và hàm lượng trí tuệ của con người mà công ty có thể nâng cao sức cạnh tranh đối với công ty khác. Tôi đột nhiên suy nghĩ không biết từ trước tới giờ, Toyota đã tích lũy được bao nhiêu trí tuệ. Theo số liệu thống kê, có một năm tổng số phương ánKaizenđã được đề xuất là 650.000 phương án. Từ năm 1950, Toyota bắt đầu áp dụng chế độ “đề xuất Kaizen”. Không phải năm nào cũng có số lượng phương án Kaizen lớn như trên, nhưng giả sử mỗi năm có khoảng 500.000 phương án được thực hiện thì trong 60 năm qua, Toyota đã thực hiện khoảng 30 triệu phương án Kaizen. Đây chính là cơ sở để Toyota trở thành số một thế giới. Mỗi năm Toyota sản xuất 10 triệu xe tại hàng chục quốc gia trên thế giới, tạo ra lợi nhuận trên 2 nghìn tỷ yên. Có thể nói nguồn gốc tạo ra sự phát triển của Toyota chính là từ 30 triệu phương án Kaizen này. Có thể những phương án Kaizen chỉ là những“trí tuệ nhỏ”, nhưng khi tập hợp được 1 triệu, 2 triệu “trí tuệ nhỏ”, Toyota có thể tạo ra sức mạnh áp đảo hoàn toàn trên phạm vi toàn thế giới. Sự phát triển của Toyota là minh chứng cho điều này. Khởi nguồn của Kaizen là những “để ý nhỏ”. Nếu một công việc thật khó làm, quá vất vả, quá khó, nhân viên của Toyota sẽ không chịu đựng hay bỏ qua những điều này. Họ suy nghĩ xem có cách nào tốt hơn hay không? Nếu có thì thử làm, thử thay đổi xem thế nào. Ban đầu nhiều trường hợp không có kết quả như mong đợi, nhưng khi đạt được thành quả người thực hiện sẽ vô cùng hạnh phúc. Những ví dụ thành công cũng sẽ trở thành tài sản chung của toàn công ty. Mỗi dịp đầu xuân, Toyota lại đón thêm nhiều nhân viên mới. Họ vừa rời ghế nhà trường, đặt chân vào xã hội nên chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu họ chỉ vì thế mà chán ghét thì sẽ khó trưởng thành được. Thấy vấn đề mà bỏ qua thì sẽ không thể vượt qua giới hạn bản thân. Điều quan trọng là phải dùng cái đầu để suy nghĩ “làm thế nào để vượt qua được khó khăn?”, “làm thế nào để kaizen vấn đề?”. Trong quá trình tư duy này chắc chắn trí tuệ của con người sẽ được đưa ra. Từng tiến bộ riêng lẻ tuy nhỏ, nhưng đến lúc nhận ra thì bản thân đã tiến bộ rất xa.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |
NGHỆ THUẬT LÀM VIỆC TUYỆT VỜI CỦA TOYOTA Tác giả: Yoshihito Wakamatsu. Người dịch: Nhóm VietFuji Cuốn sách NGHỆ THUẬT LÀM VIỆC TUYỆT VỜI CỦA TOYOTA của tác giả Yoshihito Wakamatsu cho thấy doanh thu của các doanh nghiệp Nhật Bản đang dần tăng trưởng trở lại sau thời gian dài suy thoái. Toyota cũng kinh doanh có lãi trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, lũ lụt tại Thái Lan và gần đây nhất là trận ... |
NGHỆ THUẬT LÀM VIỆC CHO RA KẾT QUẢ CỦA TOYOTA Tác giả: Yoshihito Wakamatsu. Người dịch: Nhóm VietFuji Cuốn sách NGHỆ THUẬT LÀM VIỆC CHO RA KẾT QUẢ CỦA TOYOTA của tác giả Yoshihito Wakamatsu cho thấy đặc trưng của phương thức Toyota là "luôn luôn thay đổi". Tự mình phải nhận ra vấn đề, tự suy nghĩ bằng trí tuệ bản thân, và cuối cùng là tiến hành với tất cả trách nhiệm của mình. Không phải ... |