GIÁO DỤC VIỆT NAM HỌC GÌ TỪ NHẬT BẢN
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Quốc Vương Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 9786045691328 Xuất bản: 3/2024 Trọng lượng: 460 gr NXB: Phụ nữ Số trang: 308 trang - khổ: 23 x 15 cm Giá bìa: Giá bán: 73,500 đ |
|
“Sau khi chính quyền Minh Trị được thiết lập năm 1868, trong vòng 10 năm đầu, quá trình cận đại hóa theo hướng “khai hóa văn minh” được xúc tiến mạnh mẽ. Cải cách giáo dục đã đi từ các thay đổi lẻ tẻ ở địa phương trở thành chính sách quốc gia. Phương châm của chính phủ Minh Trị lúc đó là đẩy mạnh cải cách giáo dục để cận đại hóa đất nước, du nhập nhanh và rộng các giá trị văn minh phương Tây. Để “nhập khẩu” văn minh, chính phủ Minh Trị đã cử học sinh ra nước ngoài du học và tích cực sử dụng người phương Tây trong vai trò là các chuyên gia, cố vấn.” “Ở Nhật Bản trước Chiến tranh thế giới thứ hai, “triết lý giáo dục” không được coi trọng hay nói khác đi là không được ý thức đầy đủ. Nền giáo dục khi ấy được vận hành chủ yếu bởi các nguyên lý bất biến được xác định bởi “Học chế” và “Sắc chỉ giáo dục” do Thiên hoàng Minh Trị ban hành. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên nền tảng của Hiến pháp 1946, triết lý giáo dục mới được xây dựng. Triết lý này được ghi rõ trong các bộ Luật về giáo dục như: Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục nhà trường, Luật về Ủy ban giáo dục…Trong các bản Hướng dẫn học tập phần đầu tiên bao giờ cũng là phần trích dẫn những nội dung quan trọng nhất của Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học và Quy tắc thực thi Luật giáo dục trường học. Ở đó, triết lý giáo dục được trang trọng đặt ở chương đầu tiên “Mục đích và triết lý giáo dục”. Triết lý giáo dục mới này được thể hiện tập trung ở mục tiêu giáo dục nên người công dân có đầy đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội dân chủ, hòa bình, tôn trọng con người.” Từ việc so sánh về giáo dục Việt Nam và Nhật Bản, tác giá đưa ra kết luận: Ở Việt Nam cho đến nay “triết lý giáo dục” vẫn là một thuật ngữ chuyên môn tương đối mới và xa lạ. Trong các văn bản quản lý giáo dục và thậm chí trong Hiến pháp, Luật giáo dục cũng không hề thấy xuất hiện thuật ngữ này mặc dù đối với một nền giáo dục “Triết lý giáo dục” là vô cùng quan trọng. Vì vậy, về lâu dài muốn xây dựng được nền giáo dục dân tộc, hiện đại và hội nhập quốc tế thì chắc chắn vấn đề “triết lý giáo dục” cần phải được giải quyết thấu đáo. Giáo dục Việt Nam cần đến một triết lý thu nhận được sự đồng thuận của đông đảo nhân dân và phù hợp với những giá trị phổ quát của nhân loại. Một khi có triết lý giáo dục rõ ràng, cải cách giáo dục sẽ diễn ra thuận lợi tạo nên những thay đổi tích cực. Tác giả khẳng định, nếu không có một Triết lý giáo dục rõ ràng thì dù có nhập khẩu các chương trình giáo dục nổi tiếng, đã thành công trên thế giới, hay việc tìm tới những phương pháp giảng dạy tối ưu càng khiến giáo dục Việt Nam rơi vào tình trạng rối như bế tắc và có những biến tướng khó có thể chấp nhận.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |