NHÌN LẠI XỨ GIA ĐỊNH VÀ CUỘC NỘI CHIẾN TÂY SƠN NGUYỄN ÁNH 1777-1789
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Hữu Hiếu Thể loại: Lịch sử - Địa lý ISBN: 9786045834398 Xuất bản: 8/2020 Trọng lượng: 440 gr NXB: Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh Số trang: 320 trang - khổ: 15 x 23 cm Giá bìa: Giá bán: 93,750 đ |
|
Chỉ tính đến thời điểm khôi phục được Gia Định (đầu năm 1789), trong khoảng 14 năm tranh đấu với Tây Sơn, bao nhiêu lần Nguyễn Ánh bị đánh bật ra khỏi Nam Bộ, binh tướng tan tác, phải trốn chui trốn lủi, nhịn đói chịu khát, bản thân cũng nhiều lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, phải lưu vong sang Xiêm ăn nhờ ở đậu gánh chịu nhiều nỗi nhục nhã. Nhưng Nguyễn Ánh vẫn không vơi quyết tâm đánh trả Tây Sơn thu phục đất Gia Định, mảnh đất mà tổ tiên Nguyễn Ánh dày công gầy dựng. Nguyễn Ánh đã vượt qua biết bao nhiêu gian khó, bao nhiêu trở ngại để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để ra ngoài thiên kiến chánh trị, động cơ phục thù của Nguyễn Ánh, thì lòng kiên trì, quyết tâm cao độ đó thật đáng lưu ý. Nhưng vì kiên trì để đạt được mục tiêu, mà Nguyễn Ánh đã dùng bất cứ thủ đoạn nào để đạt được, trong đó, tệ hại nhứt là việc rước mấy vạn quân Xiêm về giày xéo quê hương. Lịch sử nhiều nước cho thấy, trong đấu tranh nội bộ hay chống ngoại xâm, để thủ thắng các bên có lúc phải dựa vào ngoại viện. Nhưng hình thức ngoại viện mới là điều đáng nói. Tranh thủ ngoại giao, giúp đỡ võ khí phương tiện chiến tranh, can thiệp bằng binh lự cuộc tranh chấp với Nguyễn Ánh, Tây Sơn cũng tranh thủ ngoại giao với Xiêm để gây áp lực với Nguyễn Ánh, đã mua võ khí của Bồ Đào N Sai lầm của Nguyễn Ánh cũng như Lê Chiêu Thống sau này, vì muốn khôi phục quyền bính mà bất chấp thủ đoạn, rước ngoại bang về, là hành vi không thể tha thứ được. Nhưng bên cạnh cái sai lầm, trong thời gian cuộc nội chiến còn diễn ra trên đất Gia Định, Nguyễn Ánh đã cho thực hiện nhiều biện pháp kinh tế, xã hội và hành chánh, mặc dù những hoạt động này nhằm mục tiêu củng cố sức người sức của để phục vụ chiến tranh chống Tây Sơn, nhưng đã gián tiếp làm cho tình hình kinh tế - xã hội Gia Định không tồi tệ như ở Trung và Bắc Hà. Đó là điều mà Tây Sơn chưa hề làm được ở Gia Định. Và cũng chính những biện pháp này đã lôi kéo được giới điền chủ và một bộ phận lớn nông dân ngả về phía Nguyễn Ánh.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |