BÁO CHÍ VIỆT NAM TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1945
(Hết hàng)
Tác giả: TS. Huỳnh Văn Tòng Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 9786045850992 Xuất bản: 6/2016 Trọng lượng: 560 gr NXB: Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh Số trang: 464 trang - khổ: 15x23.5 cm Giá bìa: Giá bán: 103,500 đ |
|
Trong Lời tựa tác giả TS. Huỳnh Văn Tòng viết: “Quyển BÁO CHÍ VIỆT NAM TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1945 được biên soạn theo phương pháp biên niên và theo bốn giai đạon phát triển. Năm 1865 có thể dược coi là năm khai sinh ra báo chí Việt Nam bằng việc xuất bản Gia Định báo, tờ báo đầu tiên được viết bằng chữ Quốc ngữ. giai đoạn đầu tiên hay còn gọi là giai đoạn phôi thai, bắt đầu từ năm 1865 và kết thúc vào năm 1907-1908. Giai đoạn hai từ 1908 đến 1918, là thời điểm diễn ra một sự kiện quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam: sự xuất hiện của phong trào Duy Tân và trường Đông Kinh Nghĩa Thục với khẩu hiệu: “Giáo dục quần chúng để canh tân xứ sở”. Cuộc vận động vừa mang tính chất chính trị, vừa mang tính chất văn hóa này đã tác động mạnh đến nội dung báo chí lúc ấy. Nhờ vậy, một số tờ báo đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn học quốc ngữ. Giai đoạn thứ ba kéo dài trong những năm 1918 đến 1930, đây là giai đoạn ra đời của nhiều thể loại báo: báo ngày, báo định kỳ, báo cho từng giới (phụ nữ, tôn giáo, kinh tế, thương mại…), báo xuất bản bí mật… Kỹ thuật làm báo và trình độ nghiệp vụ được cải tiến nhiều. Giai đoạn cuối bắt đầu từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập cho đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai. Có thể gọi đây là giai đạon trưởng thành của báo chí Việt Nam với sự ra đời của đủ loại báo, phục vụ rộng rãi nhu cầu của bạn đọc thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau và mang đủ mọi màu sắc chính trị."
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |