CHỦ NGHĨA HIỆN SINH - DẪN LUẬN NGẮN
(Hết hàng)
Tác giả: Thomas Flynn. Người dịch: Đinh Hồng Phúc Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 9786045878750 Xuất bản: 8/2018 Trọng lượng: 270 gr NXB: Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh Số trang: 248 trang - khổ: 13 x 20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 56,250 đ |
|
Trích Lời nói đầu: “Người ta thường thừa nhận rằng chủ nghĩa hiện sinh là một học thuyết triết học về cá nhân cụ thể. Đây vừa là vinh quang vừa là nỗi tủi nhục của nó. Trong thời đại truyền thông đại chúng và sự hủy diệt hàng loạt, điểm sáng của chủ nghĩa hiện sinh là nó bảo vệ giá trị nội tại của cái mà Sartre, một đại diện tiêu biểu của nó, gọi là ‘cá nhân hữu cơ tự do’, tức là, tác nhân bằng xương bằng thịt. Do trong xã hội hiện đại con người ta bị đẩy tới chỗ phục tùng một cách không thể cưỡng lại được, nên cái mà ta gọi là ‘tính cá nhân hiện sinh’ là một thành tựu, chứ không phải là tính cá nhân thường trực. Chúng ta sinh ra là những thực thể sinh học nhưng chúng ta phải trở thành các cá nhân hiện sinh bằng cách chấp nhận trách nhiệm cho các hành động của mình. Đây là một sự áp dụng lời khuyên của Nietzsche cho việc ‘trở thành cái bạn là’. Nhiều người không bao giờ thừa nhận trách nhiệm ấy mà lẩn vào sự thoải mái của đám đông vô diện mục để tránh né tính cá nhân hiện sinh của mình. Để minh họa cụ thể cho việc trở thành cái cá nhân, trong chương tiếp theo, tôi lần theo cái Kierkegaard gọi là ‘các lĩnh vực’ của sự hiện hữu hay ‘các giai đoạn trên đường đời’ và kết luận với một số nhận xét về việc Nietzsche sẽ quan niệm dự phóng trở thành cá nhân hiện sinh này như thế nào. Trong khi giá trị tối cao của tư tưởng hiện sinh nhìn chung được thừa nhận là sự tự do, thì đức hạnh hàng đầu của nó là tính đích thực. Chương 4 sẽ tập trung bàn luận chủ đề này cũng như bản tính và các hình thức của sự tự dối mình, hay sự ngụy tín, giữ chức năng như là mặt đối lập với nó. Tôi liên kết tính đích thực với tính cá nhân hiện sinh và xem xét khả thể của một thứ đạo đức học về tính đích thực dựa trên trách nhiệm hiện sinh”.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
LOGIC HỌC - DẪN LUẬN NGẮN TTác giả: Graham Priest. Người dịch: Nguyễn Văn Sướng Quyển sách này là một dẫn luận vào logic học, như các nhà logic học đương thời hiểu về môn này. Tuy nhiên, nó không có tham vọng trở thành một quyển sách giáo khoa. Có vô vàn đầu sách như thế đang lưu hành. Mục tiêu của quyển sách này ... |
QUAN HỆ NHÂN QUẢ - DẪN LUẬN NGẮN Tác giả: Stephen Mumford - Rani Lill Anjum. Người dịch: Hoàng Phú Phương "Có nhiều quan điểm khác nhau. Một số cho rằng cơ sở của quan hệ nhân quả là tính hợp quy tắc: nghĩa là một vật hay một sự kiện sẽ thường trực được nối kết với vật khác hay sự kiện khác. Số khác lại cho rằng không nhất thiết và cũng không cần thiết phải có quan hệ nhân quả. Lý thuyết khác ... |