VIỆT NAM THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO MỚI: MỘT SỐ YÊU CẦU CẢI CÁCH THỂ CHẾ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ (SONG NGỮ VIỆT - ANH)
(Hết hàng)
Nhóm soạn thảo: TS. Nguyễn Đình Cung chủ trì Thể loại: Kinh tế học ISBN: 9786045980750 Xuất bản: 6/2017 Trọng lượng: 850 gr NXB: Lao động Số trang: 210 trang - khổ: 21 x 29.7 cm Giá bìa: Giá bán: 267,750 đ |
|
Trong Lời Nói đầu của cuốn sách VIỆT NAM THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO MỚI: MỘT SỐ YÊU CẦU CẢI CÁCH THỂ CHẾ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ (THE PARTICIPATION OF VIETNAM IN NEW FREE TRADE AGREEMENTS: SOME REQUIREMENTS FOR THE REFORM OF TRADE AND INVESTMENT INSTITUTION), Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Giám đốc Quốc gia Dự án RCV đã viết: “Một vấn đề xuyên suốt trong các Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) sâu rộng và hiệu quả nhằm tạo thêm động lực và điều kiện cho phát triển nhanh và bền vững, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân và vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Bên cạnh chủ trương chung đó, đến nay, 4 nghị quyết chuyên sâu về HNKTQT đã được ban hành. Trong đó, Nghị quyết số 22 / NQ-TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2013 về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó mở rộng định hướng hội nhập sang nhiều lĩnh vực khác, song vẫn nhấn mạnh "HNKTQT là trọng tâm của quá trình hội nhập quốc tế". Gần đây nhất, Nghị quyết số 06-NQ / TW ngày 5 tháng 11 năm 2016 tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tái khẳng định mục tiêu "Thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ". Song song với sự ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách kinh tế theo định hướng thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tạo dựng thêm cơ hội kinh tế trên nhiều lĩnh vực cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Bản thân quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo thêm động lực và định hướng cho Việt Nam tiến hành cải cách trong nước. Thực tế cho thấy những giai đoạn mà Việt Nam hội nhập mạnh mẽ nhất - như các giai đoạn 1989-1996, 2000-2007 - thì cũng là những giai đoạn có nhiều cải cách thể chế kinh tế trong nước và đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội ấn tượng nhất. Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định một số yêu cầu cải cách thể chế kinh tế quan trọng để Việt Nam có thể thực hiện hiệu quả quá trình HNKTQT gắn với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Theo đó, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp cận định tính, xác định khoảng trên một số khía cạnh thể chế nhằm thực hiện hiệu quả các cam kết HNKTQT trong các FTA thế hệ mới, từ đó kiến nghị những định hướng cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Trong quá trình soạn thảo và xuất bản Báo cáo, nhóm tác giả đã nhận được ý kiến đóng góp quý báu của nhiều chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng như của các Bộ, ngành. Nhân dịp này, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương xin chân thành cám ơn Dự án hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV) đã tài trợ cho Báo cáo. Chúng tôi chân thành cảm ơn ông Raymond Mallon, Cố vấn Dự án RCV, đã đóng góp những bình luận, góp ý quý báu và thiết thực để hoàn thoàn Báo cáo”.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |
BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ QUÝ IV NĂM 2016 Nhóm soạn thảo: TS. Nguyễn Đình Cung chủ trì Kinh tế Việt Nam đã trải qua một năm 2016 đầy biến động. Khởi đầu với nhiều kỳ vọng về sự phục hồi và tín hiệu cải cách song nền kinh tế đã phải đương đầu với không ít bất lợi. Bất định gia tăng trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực được kỳ vọng sẽ là lực ... |
BÁO CÁO RÀ SOÁT THỂ CHẾ CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Nhóm soạn thảo: TS. Nguyễn Đình Cung chủ trì Lúa gạo là cây lương thực chính, đồng thời cũng là nguồn thu nhập chính cho hàng triệu hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Tuy xuất khẩu lúa gạo đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước, thu nhập của ngành trồng lúa gạo vẫn rất thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Mặc dù năng suất ... |