ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CƯỜNG ĐỘ CACBON THẤP (CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TIỄN)
(Hết hàng)
Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh Thể loại: Kinh tế học ISBN: 9786046242321 Xuất bản: 12/2015 Trọng lượng: 350 gr NXB: Đại học Quốc gia Hà Nội Số trang: 286 trang - khổ: 15x20 cm Giá bìa: Giá bán: 80,000 đ |
|
Để giải đáp phần nào những câu hỏi như dây chuyền sản xuất áp dụng công nghệ lạc hậu của các dự án FDI sẽ khó có thể tạo ra sản phẩm tiết kiệm năng lượng hóa thạch, phát thải ít khí CO2. Đối với vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam chưa phải cam kết giảm phát thải, nhưng với lượng FDI vào Việt Nam khá lớn và chủ yếu sử dụng công nghệ lỗi thời, liệu dòng vốn này có giúp gì cho phát triển kinh tế phải thải ít các-bon ở Việt Nam? Và, để phát triển kinh tế phát thải ít cac-bon, Việt Nam có thể học hỏi gì từ chính sách thu hút FDI phải thải ít các-bon của Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc? Cuốn sách ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CƯỜNG ĐỘ CACBON THẤP (CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TIỄN) tập trung phân tích những chính sách liên quan tới thu hút FDI áp dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) của Trung Quốc, Thái Lan- hai nước đang phát triển cam kết giảm phát thải theo Nghị định thư Kyoto, được phép áp dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) trong thu hút FDI phải thải ít cac-bon/có cường độ các-bon thấp (LCF), Hàn Quốc là nước đã chuyển hướng phát triển kinh tế xanh, có cường độ các-bon thấp từ 2009, đồng thời chủ động cam kết giảm phát thải khí nhà kính... Trên con đường hướng tới một nền kinh tế cường độ các-bon thấp, việc thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn FDI ít các-bon trở thành một trong những chìa khóa quan trọng. từ những phân tích về trường hợp điển hình của Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc cùng với kết quả khảo sát điều tra trên 70 doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã đưa ra những bài học kinh nghiệm nổi bật và những đề xuất, kiến nghị có tính khả thi. Những vấn đề mà nghiên cứu này đặt ra rất có ý nghĩa thực tiễn, là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những nhà hoạch định chính sách, những nhà nghiên cứu, học biên, sinh viên và những người quan tâm đến lĩnh vực này.
Sách gồm 4 chương:
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |