(BC) HỆ NẤM MỐC Ở VIỆT NAM - PHÂN LOẠI, TÁC HẠI, ĐỘC TỐ - CÁCH PHÒNG CHỐNG
Tác giả: Tiến sĩ Đặng Vũ Hồng Miên Thể loại: Khoa học tự nhiên ISBN: 9786046705314 Xuất bản: 7/2023 Trọng lượng: 1950 gr NXB: Khoa học và kỹ thuật Số trang: 608 trang - Khổ: 19 x 26.5 cm Giá bìa: Giá bán: 522,500 đ |
|
Cuốn sách HỆ NẤM MỐC Ở VIỆT NAM - PHÂN LOẠI, TÁC HẠI, ĐỘC TỐ - CÁCH PHÒNG CHỐNG đã được GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng, Cố vấn Liên đoàn Công nghệ Sinh học Châu Á, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam và GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam viết lời giới thiệu trân trọng. Trọng tâm của cuốn sách là phần giới thiệu 330 loài nấm mốc đã được chính tác giả, Tiến sĩ Đặng Vũ Hồng Miên cùng các cộng sự tiến hành phân loại, mô tả và định danh dựa trên kết quả phân lập hàng ngàn chủng nấm mốc có trên hàng trăm loại cơ chất ở hầu khắp các vùng miền của đất nước. Cuốn sách cũng giới thiệu tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao của tác giả, với những biện pháp dễ áp dụng và rất hiệu quả, có thể góp phần giải quyết được nhiều vấn đề thiết thực trong một số lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Sách dày trên 600 trang được in trên giấy Couché với nhiều hình ảnh, minh họa đẹp, bìa cứng. Việc xuất bản và phát hành sách HỆ NẤM MỐC Ở VIỆT NAM - PHÂN LOẠI, TÁC HẠI, ĐỘC TỐ - CÁCH PHÒNG CHỐNG không chỉ cho thấy những đóng góp lớn lao của Tiến sĩ Đặng Vũ Hồng Miên trong ngành sinh học, đặc biệt là lĩnh vực vi sinh, phòng chống nấm mốc... Và, qua đó thể hiện một tấm gương mê say khoa học và tinh thần kiên trì của một nhà khoa học nữ bắt đầu nghiên cứu khi tuổi đời không còn trẻ và còn tiếp tục kể cả khi đã được nghỉ hưu, thậm chí còn miệt mài làm việc cho đến tận cuối đời. Chắc chắn, cuốn sách sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu Nấm học trẻ tuổi có điều kiện rút ngắn thời gian tìm hiểu về từng loài nấm sợi thường gặp.
Tác giả: Theo GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng, Cố Tiến sĩ Đặng Vũ Hồng Miên (1928-2012) cùng với GS.TS Bùi Xuân Đồng, thuộc những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về nấm hiển vi (thường gọi là nấm mốc) ở Việt Nam. Bà sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Năm 1956, bà là sinh viên khoa Sinh học trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Sau đó, trở thành cán bộ nghiên cứu của Ủy ban Khoa học Nhà nước, của Viện Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên, tiếp đến là Viện Sinh vật học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Sử dụng tốt 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Hoa, Nga, Đức) bà đã có những đóng góp không nhỏ trong nghiên cứu, biên dịch nhiều tài liệu chuyên ngành đồng thời đào tạo nhiều cán bộ trẻ trong lĩnh vực Nấm học còn non trẻ ở Việt Nam. Bà tham gia giảng dạy suốt 4 năm tại Đại học Sư phạm Algérie (1984-1988) và tham gia nhiều hội thảo quốc tế. GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng đã viết những lời thật trân trọng như sau về Bà: “Tấm gương của nữ Tiến sĩ Đặng Vũ Hồng Miên rất đáng để các bạn trẻ noi theo khi quyết định dấn thân vào con đường khoa học; và thế hệ các nhà vi sinh vật học Việt Nam ghi ơn về những đóng góp đầy tâm huyết của Bà cho lĩnh vực khoa học còn non trẻ này ở nước ta”. -----o0o----- MỤC LỤC
- Lời giới thiệu của GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng - Lời giới thiệu của GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh (Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Lý lịch khoa học của tác giả - Tóm tắt tiểu sử tác giả - Lời mở đầu
Chương I: NẤM HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM NẤM MỐC 1. Một số khái niệm cơ bản về nấm mốc 2. Những điều kiện khí hậu Việt Nam liên quan đến sinh thái nấm mốc 3. Phương pháp kiểm nghiệm nấm mốc nhân tạo gia tốc 4. Phụ lục về phương pháp kiểm nghiệm
Chương II: MÔ TẢ HỆ NẤM MỐC TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐÃ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 1. Danh mục hệ nấm mốc đã gặp ở Việt Nam (330 loài) 2. Mô tả hệ nấm mốc đã gặp ở Việt Nam
Chương III: PHÂN LOẠI NẤM MỐC 1. Điểm lại sự phát triển các quan điểm về hệ thống phân loại nấm 2. Các phương pháp và kỹ thuật phân loại 3. Phân lập, phân loại nấm mốc theo phương pháp hình thái 4. Bảng phân loại vi nấm
Chương IV: HỆ NẤM MỐC VÀ TIỀM NĂNG SINH ĐỘC TỐ TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐÃ NGHIÊN CỨU, TÁC HẠI, CÁCH PHÒNG CHỐNG 1. Một số phương hướng và biện pháp chung phòng chống nấm mốc 2. Một số độc tố nấm mốc và bệnh độc tố nấm liên quan đến hệ nấm mốc đã nghiên cứu ở Việt Nam 3. Hệ nấm mốc và tiềm năng sinh độc tố trên các đối tượng đã nghiên cứu, tác hại và cách phòng chống
Chương V: TUYỂN CHỌN MỘT SỐ BÀI BÁO, TƯ LIỆU
Minh Khai trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc. |