HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): CƠ SỞ HÌNH THÀNH, NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
(Hết hàng)
Tác giả: Trần Nam Tiến (Chủ biên) - Nguyễn Thu Trang - Tô Mỹ Ngọc Thể loại: Kinh tế học ISBN: 9786046830603 Xuất bản: 10/2016 Trọng lượng: 360 gr NXB: VĂN HÓA - VĂN NGHỆ TPHCM Số trang: 264 trang - khổ: 14.5x20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 58,500 đ |
|
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans - Pacific Partnership - TPP): được coi là một hiệp định tiên phong của thế kỷ XXI vì sự đồ sộ và tầm vóc ảnh hưởng của hiệp định này đối với quốc gia thành viên và khu vực, tạo cơ hội cho các quốc gia khác trên vành đai châu Á – Thái Bình Dương tham gia. Tham gia TPP, Việt Nam sẽ đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính thị trường, đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng hướng đến chất lượng và chiều sâu cũng như tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế. Việt Nam sẽ có thêm cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ tăng quy mô, tạo điều kiện hình thành những cộng đồng doanh nghiệp lớn đồng thời với xu thế cá thể hóa doanh nghiệp trên thế giới hiện nay. Đây cũng là cơ hội để nuôi dưỡng tinh thần đổi mới, sáng tạo, khuyến khích phong trào khởi nghiệp của mọi người dân và nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội thuận lợi, TPP cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Đó là, cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia Hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước, đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh. Thách thức về thực thi Hiệp định cũng rất lớn, từ hoàn thiện hệ thống pháp luật đến nâng cao và đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó, những nội dung về người lao động – công đoàn cũng đặt ra những thách thức và yêu cầu mới trong trong hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và cả hệ thống chính trị của Việt Nam trong thời kỳ mới. Bên cạnh những thuận lợi, việc cam kết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định TPP sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập. Điều này buộc Việt Nam phải có sự chuẩn bị tốt, đặc biệt là việc mở rộng cơ chế kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của TPP là lấy việc phát triển của các thành viên trong nội khối và của từng thành viên trên cơ sở mở rộng quan hệ giữa các nước trong khối, nâng cao sức cạnh tranh, minh bạch chính sách của các nước thành viên. TPP khi được ký kết là khu vực thương mại tự do lớn nhất với 800 triệu dân, tổng GDP lên tới 28.000 tỷ USD, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế toàn cầu, và đến năm 2025, TPP ước tính có thể đem lại gia tăng thu nhập cho nền kinh tế toàn cầu lên đến 104 tỷ USD. Cuốn sách HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): CƠ SỞ HÌNH THÀNH, NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM được biên soạn nhằm giới thiệu tổng quan về cơ sở hình thành và những nội dung chính của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời đưa ra những đánh giá tác động của TPP đối với khu vực và thế giới. Cuốn sách cũng tập trung đề cập đến sự tác động của TPP đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nay là hội nhập quốc tế của Việt Nam nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |