NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ
(Hết hàng)
Tác giả: Lại Nguyên Ân Thể loại: Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học ISBN: 9786046832232 Xuất bản: 3/2017 Trọng lượng: 610 gr NXB: VĂN HÓA - VĂN NGHỆ TPHCM Số trang: 512 trang - khổ: 14.5x20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 75,000 đ |
|
Tiểu thuyết SỐ ĐỎ là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng được đăng lần đầu tiên trên tờ Hà Nội Báo từ 07/10/1936 đến 20/ 01/1937 với 16 chương. Đầu năm 1938, tác phẩm này lại được nhà in Lê Cường xuất bản thành sách riêng gồm toàn bộ 20 chương. Từ đó tới nay, tiểu thuyết "Số đỏ" đã được in lại vài ba chục lần, được chuyển thể sang kịch, phim truyện và dịch in ở nước ngoài. Theo thời gian cùng với lưỡi kéo kiểm duyệt, SỐ ĐỎ không tránh khỏi số phận bị cắt đi một số đoạn hoặc thay đổi đôi chút văn phong. Vì vậy, để độc giả có cái nhìn toàn diện về tác phẩm này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã khảo sát đối chiếu 8 bản in sớm nhất của tiểu thuyết "Số đỏ" (từ 1936 – 1987) cho thấy hai nhánh văn bản "Số đỏ" có biến chuyển theo thời gian xuất bản. Chẳng hạn trong khi bản SỐ ĐỎ của NXB Minh Đức chịu ít biến động về kiểm duyệt, chỉ in hai lần ở Hà Nội, thì bản SỐ ĐỎ của Nhà xuất bản Mai Lĩnh từng bị lưỡi kéo kiểm duyệt cắt đi một số đoạn, lại được in nhiều lần hơn ở Hà Nội và Sài Gòn và ảnh hưởng đậm lên văn bản của các cuốn SỐ ĐỎ được in lại từ 1987 cho đến gần đây. Theo các nhà nghiên cứu văn học, chuyên khảo này thuộc số ít ỏi các sách khảo sát văn bản học đối với văn chương quốc ngữ Việt Nam. Bằng thực nghiệm, tác giả nhận ra quy luật biến động văn bản chi phối cả văn học viết chứ không chỉ văn chương truyền miệng. Do vậy, hiện tượng này cần được tiếp cận thường xuyên hơn bởi cả giới xuất bản lẫn giới nghiên cứu ngữ văn. Được biết, tác giả Lại Nguyên Ân là tác giả, soạn giả, dịch giả trên 40 tựa sách đã xuất bản, trong đó có nhiều tác phẩm thuộc loại phê bình, tiểu luận, nghiên cứu như: Văn học và phê bình (1984); Một thời đại mới trong văn học (1987,1995); Sống với văn học cùng thời (1997, 2003); Đọc lại người trước, đọc lại người xưa (1998); Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX (1995, 1997, 1999, 2001, 2005); Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết “Giông tố” (2007); Tìm lại di sản (2013); Từng đoạn đường văn (2016)… Sau tác phẩm NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ, tác phẩm NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ là cuốn chuyên khảo thứ hai của tác giả đề cập về tình trạng biến động văn bản của các tác phẩm văn học Việt Nam. (Theo baotintuc.vn)
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |