Sách

Đời sống - Gia đình Bí quyết dành cho phụ nữ Cẩm nang nuôi dạy trẻ Hạnh phúc gia đình Làm đẹp Làm vườn - Vật nuôi - Nông lâm nghiệp Mang thai & Nuôi con mới sinh & chăm sản phụ Nữ công gia chánh - Thực dưỡng Tâm lý - Giới tính Thể dục - Thể thao Giáo khoa - Giáo trình - Sách tham khảo Giáo trình Cao đẳng - Đại học Luyện thi Cao đẳng - Đại học SÁCH GIÁO KHOA BỘ Sách giáo khoa cấp I Sách giáo khoa cấp II Sách giáo khoa cấp III Tham khảo cấp I Tham khảo cấp II Tham khảo cấp III Ngoại ngữ - Từ điển Tiếng Anh Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Việt - Ngoại ngữ khác Từ điển Ngoại văn Children books Cooking - Science - Social - Economic Literature & Fiction Sách Chuyên ngành Khoa học kỹ thuật - Công nghệ Khoa học thường thức Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Ngoại giao - Vấn đề quốc tế Pháp luật - Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phong thủy - Kinh dịch - Nhân tướng học Tin học - CNTT Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh Triết - Chính trị - Quân sự - Nhà nước Xây dựng - Kiến trúc Y học - Sức khỏe Sách dành cho Thiếu nhi Kiến thức - Kỹ năng dành cho bé Sách tô màu thiếu nhi Truyện kể cho bé - Đồng thoại Truyện tranh Sách dành cho Thiếu niên - Tuổi mới lớn Kiến thức - Kỹ năng dành cho thiếu niên Manga - Comics Tủ sách teen Sách Kinh tế Đầu tư - Chứng khoán Kế toán - Kiểm toán Khởi nghiệp - Làm giàu Kinh tế học Nghệ thuật lãnh đạo - Nhân sự PR - Marketing - Sales - Brand Quản trị kinh doanh Tài chính - Ngân hàng Sách Rèn luyện bản thân Bài học thành công Bí quyết - Kĩ năng - Cẩm nang - Hướng nghiệp Nghệ thuật sống - Truyền cảm hứng Sách song ngữ Sách tô màu người lớn Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Âm nhạc Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện Lịch sử - Địa lý Mỹ thuật - Điện ảnh - Sân khấu - Nhiếp ảnh Phóng sự - Ký sự - Bút ký - Tùy bút - Truyện ký - Tạp bút - Ghi chép Văn hóa - Du lịch Văn học Tác phẩm kinh điển Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học Toàn tập - Tuyển tập - Hợp tuyển thơ văn - Biên khảo Truyện Chương hồi - Kiếm hiệp Truyện cười - Truyện tiếu lâm - Truyện dân gian - Truyện trào phúng Truyện dài - Tiểu thuyết Truyện ngôn tình - Light Novel Truyện Thần thoại - Dã sử - Truyền kỳ - Huyền bí - Giả tưởng Truyện trinh thám - kinh dị - điều tra - vụ án Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn

 

THƯ VIỆN ẢNH

> <

ẢNH MINH KHAI

> <

BẢN TIN MINH KHAI

WEBSITE LIÊN KẾT







 

TÌM KIẾM

Sách > Khoa học xã hội

ĐÌNH NAM BỘ XƯA & NAY (Hết hàng)
Tác giả: Huỳnh Ngọc Trảng - Trương Ngọc Tường

Thể loại: Khoa học xã hội
ISBN: 9786046845676
Xuất bản: 7/2018
Trọng lượng: 470 gr
NXB: VĂN HÓA - VĂN NGHỆ TPHCM
Số trang: 310 trang - khổ: 16 x 24 cm
Giá bán: 129,000 đ

Đình làng là một cơ sở tín ngưỡng quan trọng và chính thức của làng xã xứ ta. Đình không chỉ là nơi thờ tự Thành Hoàng, thần bảo hộ của cộng đồng mà còn là trung tâm văn - xã và thậm chí là trụ sở hành chính của làng. Chính vì vậy, từ lâu đình trở thành biểu tượng phong hóa của cộng đồng.

Lời tục rằng “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” là cách nói văn vẻ, còn thực tế thiết chế văn hóa - tín ngưỡng của làng gồm: “đình - chùa - miễu -võ”; trong đó, đình là trú sở của vị thần được thiên tử cắt đặt nhiệm vụ “bảo ngã lê dân”, tức bảo hộ cộng đồng dân cư sống trong khoảng “đất vua” được xác định là đơn vị hành chính cơ sở - gọi chung là làng, gọi chính thức là thôn/xã. Ở cấp hành chính cao hơn, cấp tỉnh thành, kinh đô, thiết chế văn hóa - tín ngưỡng mang tính chính thống gồm “đàn-miếu-đền-từ”. Như vậy, xét về đại thể, đình là cơ sở tín ngưỡng trung gian nối thiết chế chính thống và thiết chế dân gian. Ở đây, đình thuộc thể chế thờ tự chính thống, từ tín niệm, đối tượng thờ tự đến lễ thức đều tuân theo điển lệ - xét về cơ bản, trừ trường hợp đình làng có hèm; và mặt khác, tùy theo từng tọa độ địa lý - lịch sử cụ thể, đình dung nạp các đối tượng phối tự, tòng tự vào khuôn viên đình hay vào các vị trí phụ thuộc trong đình…

Tính chất phồn tạp của đình bắt nguồn từ lịch sử hình thành và quá trình điển lệ hóa của các triều đại trong lịch sử. Khởi đi từ đình trạm, đình trú - một cơ sở công ích thế tục, đến thế kỷ XIII được lệnh chính thức “dựng tượng Phật để thờ” trong đình và đến cuối thế kỷ XV mới bắt đầu trở thành đình làng và vị thần Thành Hoàng, một cách chính thống là thần bảo hộ các địa điểm quan yếu có thành có hào bao bọc (như kinh đô, tỉnh thành…) giờ đã trở thành thần Bản cảnh / Đương cảnh bảo hộ cho làng mạc, thôn - xã, nơi chẳng có thành cao, hào sâu. Do đó, tập hợp thần Thành Hoàng làng đã kế thừa truyền thống địa phương, theo đó, bao gồm cả nhiên thần, thiên thần và nhân thần, tức các thần linh có nguồn gốc từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, động vật, thực vật, linh vật, vật tổ, tổ tiên, anh hùng, danh nhân lịch sử - văn hóa…

Nói chung, việc phong cấp sắc thần Thành Hoàng, một mặt là điển lệ hóa một trong các thần linh vốn được làng xã tôn thờ lên địa vị chính thức là thần bảo hộ cộng đồng hoặc ban bố cho các làng xã không có sẵn thần linh bằng cách phong tặng một vị thần Thành Hoàng để bảo hộ dân làng của vua. Như đã nói trên, thần Thành Hoàng có nguồn gốc đa tạp, bao gồm cả nhiên thần, thiên thần lẫn nhân thần, song về mặt công năng thì đây là vị thần bảo hộ cộng đồng dân cư của đơn vị hành chính cơ sở là thôn xã. Bởi như chúng ta biết, trong nhiều ngôn ngữ thường có hai từ song tồn để chỉ đất. Trong ngữ cảnh văn hóa Hán - Việt, để chỉ đất có hai từ: Thổ và Địa. Với tư cách là vị thần đã từng “Hộ quốc tí dân” và nay được cắt cử “bảo ngã lê dân”, tức bảo hộ cho cộng đồng dân đen của vua, thần Thành Hoàng làng có trú sở chính thức là đình nên tính chất thiêng quy tụ về đây. Có thể đẳng trật của thần Thành Hoàng là “hạ đẳng thần” không lớn hơn các phúc thần khác được sắc phong là trung / thượng đẳng thần, nhưng thần là chủ thể của bản cảnh nên trong lễ Kỳ yên ở đình, các thần linh trong vùng đều được thỉnh về đình để dự hưởng - gọi là lễ nghinh thần. Cũng có trường hợp đình làng thờ thần Thành Hoàng và đồng thời thờ các thần linh có sắc phong của vua ban cho làng phụng tự. Trong trường hợp này, thần Thành Hoàng dù đẳng trật như thế nào thì vẫn là vị chủ thể của đình và các thần kia có thể đẳng trật được phong cao hơn vẫn được coi là đối tượng phối tự/ tòng tự. Điều này chỉ ra vị trí chính yếu của Bổn cảnh / Đương cảnh thành hoàng đối với tập hợp thần linh của từng làng xã.

Làng xã như vậy có một thần Thành Hoàng bảo hộ, có đình thờ tự và lấy đó làm nơi tổ chức lễ hội và làm nơi hội họp việc làng, có tự điền lấy hoa lợi chi dùng cho việc cúng tế, có bộ máy quan viên/ hương chức quản lý cộng đồng cả về hành chính lẫn phong hóa, rồi thêm vào đó là hương ước xác lập nên lệ làng, một tập hợp lệ luật được lịch sử xác nhận là có hiệu lực lớn hơn phép nước: phép vua thua lệ làng. Thành Hoàng được tiếp tục duy trì như tục lệ của cộng đồng. Một số vùng thành thị, sự xáo trộn dân cư đã khiến một số đình làng biến thành đình hội theo nghĩa đình và việc tế lễ ở đình được duy trì bởi những thành viên có tinh thần bảo thủ truyền thống hơn là của toàn bộ cư dân của làng xã. Các “Hội quý tế”, “Hội linh tế”… ra đời trong thời kỳ này và duy trì mãi về sau này.

 

Minh Khai trân trọng giới thiệu





Copyright @1999-2020 MINHKHAI.VN All rights Reserved.
Công Ty TNHH Minh Khai S.G (Nhà sách Minh Khai)
249 Nguyễn Thị Minh Khai, F. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102019159
Mã số doanh nghiệp 0303209716 - Đăng ký thay đổi lần 6 ngày 30/07/2010
Ðiện Thoại (028)39250590 - (028)39250591 -Fax: (028)39257837
Website: minhkhai.com.vn
E-mail: [email protected]