TẤM VÀ HOÀNG HẬU
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Phát Thể loại: Mỹ thuật - Điện ảnh - Sân khấu - Nhiếp ảnh ISBN: 9786046854739 Xuất bản: 9/2019 Trọng lượng: 140 gr NXB: VĂN HÓA - VĂN NGHỆ TPHCM Số trang: 112 trang - khổ: 19.5 x 12.5 cm Giá bìa: Giá bán: 66,750 đ |
|
Khởi hứng từ truyện cực ngắn Tấm khóc, Bụt hiện ra của nhà văn Nhật Chiêu: “Lóc thịt Cám làm mắm xong, Tấm chợt nhìn thấy Bụt bèn hỏi: Tại sao Bụt dám khóc trước mặt ta?”, Nguyễn Phát đã gợi suy một vấn đề không có trong tích cổ, dựng nên giả thiết về phạm trù đạo đức nội tại, khi lòng ham muốn quyền lực đã tàn phá trái tim trong sáng của nàng Tấm. Đó là một ý tưởng mạo hiểm, hợp thời và sâu sắc. Nghệ thuật đòi hỏi sự cân bằng giữa tư tưởng và phương pháp truyền tải, biên kịch Nguyễn Phát, ngay từ ngôn ngữ, đã tạo ra những không khí rộng hơn không gian sàn diễn: “Trời về chiều quang đãng, một khúc đê dài băng ngang đồng gặt sau mùa lúa. Phía đình vang thanh hội lớn, không khí rộn rực âm vọng không gian. Lá gió xào xạc lùa qua mấy bụi tre dọc theo đường đất. Một thiếu niên độ chừng mười hai tuổi, bộ dạng hoạt bát, nhân diện sáng sủa, vận áo dài buộc đai gọn gàng, đang cắm đầu chạy, rồi chợt dừng lại thở dốc. Cậu là Thái tử đang bỏ trốn khỏi hội đình kén vợ cho chính mình”. Nhưng đó không phải là thế mạnh nhất của kịch bản, chưa nói những miêu tả tỉ mỉ trong kịch bản không quá cần thiết. Thế mạnh của Tấm và Hoàng hậu là thoại, vừa đậm sắc cổ ngôn, vừa uyển hoạt, duyên dáng: “Con cò núp bụi tre xanh. Chờ con cá đến như anh chờ nàng. Con cò núp bụi lúa vàng. Chờ con cá đến như nàng chờ anh…”. Điểm mạnh khác trong văn miêu tả của Nguyễn Phát là gợi hình, gợi âm, gợi thủ pháp dàn dựng. Thí dụ cảnh Tấm giết Cám, và từ đó cũng “giết” luôn cô Tấm hiền dịu trong bản thân:
Minh Khai trân trọng giới thiệu |