BÔNG HỒNG NHUNG
(Hết hàng)
Tác giả: Trần Việt Thể loại: Truyện dài - Tiểu thuyết ISBN: 9786046952701 Xuất bản: 1/2018 Trọng lượng: 490 gr NXB: Văn học Số trang: 430 trang - khổ: 13,5x20,5 cm Giá bán: 86,000 đ |
|
“Nhung trở lại quê cha sau tám mùa hoa cao su trổ bông vàng. Hồi ấy, Nhung mới được làm con gái yêu của ba nhưng cũng chỉ có mấy chục ngày, trước khi ba tập kết ra Bắc. Bây giờ vẫn làng mạc Củ Chi, không còn má nhưng còn ba mãi mãi! Hồng Nhung vui như cái vui của đứa trẻ trước ngày tết, cô sắp gặp lại ba mình sau chuyến ba đi công tác trở về! Cô hình dung ba mình lúc thì xương xương gầy yếu, lúc thì lại béo mập với miệng cười rạng rỡ. Cô sẽ kể cho ba nghe những ngày cuối cùng của đời má; má đã khơi sâu vào tâm hồn con hình ảnh về một người đàn bà thủy chung, một mẹ hiền hiếm có trong thế gian này. Lời cuối cùng má nói với con lại là lời của ba: "Má biểu má mong làm một cánh hoa hồng khi tàn rồi vẫn còn thơm phưng phức! Có thể ba không nhận ra con nhưng nhứt định con nhận ra ba. Ba có vệt chai tay, dấu vết còn lại của một quá khứ lao động vất vả; ba có đôi mắt sắc sảo, ngó ai cứ bắt người ta phải cúi xuống ấy - má biểu thế". Hồng Nhung sẽ kiếm vài bông hồng cắm vào chiếc lọ con bằng vỏ đạn để đón ba. Nhung nghe con chim khách kêu bên hàng giậu mà lòng vui khấp khởi: "Sáng nay... chiều nay..., có lẽ sớm mai ba sẽ về!". Mỗi lần bừng mắt dậy, Nhung lại lo bất chợt ba đã về mà mình không hay! Sáng cô nghĩ tới chiều và chiều cô lại hy vọng tối... Nhung, như một cung đàn căng dây đã bắt đầu chùng xuống. Con chim khách thân thương kia đánh lừa chăng? Cả nhũng cán bộ chỉ huy cũng bắt đầu sốt ruột. Họ phái một tổ trinh sát khác lên đường theo hướng đã đi của Năm Phước. Đã quá hẹn hai tuần lễ mà Năm Phước chưa trở về căn cứ. Anh đã dẫn đầu một tổ trinh sát ba người đột nhập thị xã Biên Hòa, chuẩn bị cho một trận đánh lớn của đơn vị biệt động. Một buổi tối, người ta gặp lại được một đồng chí trong tổ ba người đó nhưng không phải Năm Phước. Lại có tin báo về ban chỉ huy: đồng bào ven sông vớt được xác hai du kích mình đầy những vết thương dạt vào bãi phù sa trên dải đất Củ Chi và đã chôn cất họ như những chiến sĩ vô danh”.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |