HÌNH THÁI ĐÔ THỊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(Hết hàng)
Tác giả: Lê Văn Thương - Vũ Thị Hồng Hạnh - Trương Thanh Hải - Lê Tấn Hanh - Nguyễn Minh Hiền Thể loại: Xây dựng - Kiến trúc ISBN: 9786048232412 Xuất bản: 3/2021 Trọng lượng: 270 gr NXB: Xây Dựng Số trang: 148 trang - khổ: 27 x 19 cm Giá bìa: Giá bán: 74,800 đ |
|
Biến đổi khí hậu (ĐKH) và nước biển dâng (NBD) không còn đơn thuần là vấn đề về môi trường nữa mà nó đã trở thành vấn đề gắn liền với sự phát triển, là yếu tố quan trọng có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của cả thế giới. Đây là sự biến đổi của trạng thái khí hậu diễn ra trong thời gian dài, do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc bên ngoài, hoặc do tác động của con người tạo nên. BĐKH làm cho nhiệt độ các đại dương tăng lên, băng tan hai đầu cực dẫn đến hạn hán, bão lụt ngày một tăng, mực nước biển cũng dần dần tăng cao, các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng ngày càng nhiều. Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam nằm ở cuối nguồn lưu vực sông Mê Kông, với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 9,3 triệu ha, địa hình khá bằng phẳng, cao độ bình quân là +1m so với mực nước biển, bị ảnh hưởng của thủy triều và xâm nhập mặn theo mùa hàng năm với diện tích nhiễm mặn tới 1,7 triệu ha. Với đặc tính "sông nước" đó, nơi môi trường sống và lối sống sinh hoạt sản xuất phụ thuộc vào con nước thì việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi BĐKH và NBD là điều dễ hiểu. Với vai trò quan trọng về phát triển kinh tế, an ninh lương thực và sinh thái môi trường, ĐBSCL đã và đang đón nhận nhiều nỗ lực quốc tế và trong nước trong việc nghiên cứu tìm ra hướng phát triển bền vững, giảm thiểu tác động của BĐKH, giữ vững, phát huy vai trò và tiềm lực sẵn có của vùng. Sách chuyên khảo “Hình thái đô thị vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu” hiện tại cũng là một trong các nỗ lực.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |