QUY HOẠCH ĐÔ THỊ (GIÁO TRÌNH DÀNH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC)
(Hết hàng)
Tác giả: PGS. TS. Phạm Hùng Cường Thể loại: Giáo trình Cao đẳng - Đại học ISBN: 9786048266387 Xuất bản: 6/2022 Trọng lượng: 250 gr NXB: Xây Dựng Số trang: 172 trang - khổ: 24 x 17 cm Giá bìa: Giá bán: 85,000 đ |
|
Môn học chuyên ngành QUY HOẠCH ĐÔ THỊ tại trường Đại học Xây dựng là một môn học trong hệ thống các môn học của chuyên ngành Kiến trúc, Quy hoạch. Để giúp bạn đọc có thể hình dung được nội dung mà cuốn sách với chức năng như một giáo trình của môn học có thời lượng 4 tín chỉ, cần nắm được mục tiêu và giới hạn sau: 1. Đây là tài liệu môn học cho chuyên ngành Kiến trúc (với chuyên ngành Quy hoạch sẽ bổ sung thêm các nội dung chuyên sâu hơn). Vì vậy với từng cấp độ quy hoạch sẽ nhắm tới mục tiêu khác nhau: Với phạm vi toàn đô thị, cuốn sách nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chủ yếu để đọc hiểu được cấu trúc đô thị chứ không nhằm mục tiêu thiết lập được cấu trúc và lập quy hoạch chung. Cuốn sách đi sâu vào phần lý thuyết cho việc quy hoạch ở cấp độ quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết mà hai nội dung Quy hoạch Đơn vị ở và Tổ chức không gian đô thị là hai phần kiến thức chủ đạo. Phạm vi này có sự giao thoa đáp ứng chung cho cả đối tượng kiến trúc sư và kiến trúc sư quy hoạch. Nền tảng này là lý thuyết để lập các đồ án quy hoạch chi tiết, nhất là việc tổ chức không gian là nội dung hầu như có mặt trong các đồ án kiến trúc, trong đồ án quy hoạch tổng mặt bằng, giúp cho việc thiết kế công trình có một cái nhìn tổng thể tốt hơn, gắn kết trong không gian đô thị. Những nội dung như đô thị hóa, nhân tố tạo thị, tác động của yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội là những cơ sở không thể thiếu dù ở cấp độ quy hoạch nào. Nội dung này được giới thiệu ở một mức độ cô đọng nhất. 2. Có một khó khăn với đối tượng học Kiến trúc theo chương trình của các trường đào tạo Kiến trúc - Quy hoạch chung là phần kiến thức cơ sở, chuyên ngành của công tác quy hoạch khá hạn chế. Trong 3 hệ thống lý thuyết Quy hoạch đô thị: Lý thuyết của việc lập quy hoạch, lý thuyết của quá trình thực hiện quy hoạch (lý thuyết phát triển) và lý thuyết về nền tảng kinh tế xã hội cho quy hoạch như chính sách, luật, dân cư...thì cuốn sách này là thuộc hệ thống Lý thuyết của việc lập quy hoạch, hai phần kia được lồng ghép đôi chút, cơ bản không nằm trong cuốn sách này. Nếu các bạn sinh viên Kiến trúc muốn đi sâu học tập để phát triển theo chuyên ngành Quy hoạch thì cần tiếp tục nghiên cứu học tập 2 hệ thống còn lại thật đầy đủ. 3. Một vấn đề của thực tiễn là bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam với nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa là mô hình ít có trên thế giới, vẫn đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy tất cả các tài liệu, kiến thức kinh điển nhất của nước ngoài dù đã được kiểm nghiệm thực tiễn tốt khi đưa vào Việt Nam vẫn phải được sàng lọc, luận bàn và có những điều chỉnh nhất định. Phần này không khỏi dựa trên những quan điểm riêng của tác giả, được tổng kết từ những kết quả nghiên cứu của cá nhân, tổng hợp từ các đề tài thạc sỹ, tiến sỹ, từ đồng nghiệp và từ thực tiễn. Chắc chắn sẽ có những vấn đề còn tranh luận.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |