HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ KHÔNG GIAN (SÁCH CHUYÊN KHẢO)
(Hết hàng)
Tác giả: TS. Vũ Thị Thúy Thể loại: Pháp luật - Văn bản hướng dẫn thi hành Luật ISBN: 9786048904630 Xuất bản: 9/2017 Trọng lượng: 230 gr NXB: Hồng Đức Số trang: 241 trang - khổ: 14.5 x 20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 43,400 đ |
|
Trong thời đại toàn câu hoá, sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng mở rộng và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, chính trị,... Sự giao lưu này mang lại những lợi ích vô cùng to lớn về mọi mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng tạo môi trường thuận lợi cho những hành vi phạm tội xuyên quốc gia phát triển nhanh chóng như: hành vị phạm tội xẩy ra ở nhiều quốc gia; hành vi phạm tội được thực hiện ở quốc gia này nhưng hậu quả của tội phạm xẩy ra ở quốc gia khác; những người phạm tội trong một vụ án đồng phạm thực hiện hành vi của mình ở nhiều quốc gia; hành vi phạm tội của công dân quốc gia này trên lãnh thổ công dân quốc gia khác; hành vi phạm tội ở quốc gia khác nhưng xâm phạm lợi ích quốc gia hoặc công dân của mình; hành vi phạm tội xẩy ra trên tầu bay, tầu biển mang cờ của quốc gia trên vùng trời quốc tế, vùng biển quốc tế hoặc trên lãnh thổ quốc gia khác,... Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện cho tội phạm dễ dàng sử dung công nghệ cao vào thực hiện tội phạm có tính chất xuyên quốc gia, nhất là trong lĩnh vực an linh mạng, rửu tiền. khủng bố quốc tế,... Thực tiến đó đòi hỏi các quốc gia cần quy định cụ thể hơn về hiệu lực của BLHS về không gian, nhất là quy định hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội thực hiện ở ngoài lãnh thổ quốc gia. Theo nghị định số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hứng đến năm 2020, quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia; xuất phát từ thực tiễn Việt Nam , tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế. Với quan niệm chỉ đạo trên, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có luật hình sự: Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hớp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trước tình hình đó và trong xu thế hội nhập quốc tế, thời gian qua, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương về phòng, chống tội phạm. Theo các điều ước này, Việt Nam có nghĩa vụ nội luật hoá các quy định liên quan đến lĩnh vực hình sự nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng , chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Trong khi đó, theo đánh giá của ban biên soạn thảo BLHS năm 2015, '' BLHS hiện hành chưa phản ánh được một các đầy đủ và toàn diện những đặc điểm và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện hội nhập quốc tế, chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm (...). Do vậy, việc xây dựng BLHS (Sửa đổi) là hết sức cần thiết nhằm tạo ra bLHS mới thực sự là công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng, chống chống tội phạm trong tình hình mới''. Việc xác định phạm vi không gian có hiệu lực của BLHS là vấn đề quan trọng và được quy định trong BLHS của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày trong BLHS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam năm 1985 đã quy đinh đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam và đối với hành vi phạm tội của công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam, thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt là người nước ngoài thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều đó đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các quyền lợi hợp pháp của công dân; giúp kinh tế - chính trị - xã hội ổn định và phát triển. Tuy nhiên, khi phân tích, so sánh các quy định hiệu lực của BLHS Việt Nam về không gian với các điều ước quốc tế mà Việt Nam làm thành viên, với tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài, tác giả thấy quy định hiệu lực của BLHS Việt Nam về không gian chưa cụ thể và đầy đủ. Điều đó dẫn để hệ quả là trong một số trường hợp có hành vi phạm tội xẩy ra, gây thiệt hại cho nhà nước hoặc công dân Việt Nam nhưng Bộ luật hình sự Việt Nam chưa quy định hiệu lực áp dụng nên không bảo vệ được một cách hiệu quả quyền lợi của các chủ thể trên. Thực trạng trên đòi hỏi cần nghiên cứu hiệu lực của BLHS Việt Nam về không gian, đối chiếu với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, so sánh với luật hình sự một số nước trên thế giới, đế vừa có bảo vệ tối ưu quyền lợi của Nhà nước, các tổ chức và công dân Việt Nam; đồng thời vẫn phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có sự tương đồng với pháp luật hình sự các quốc gia khác.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |